Kỳ án thời hiện đại

(PLVN) - Hình ảnh cổ điển truyền thống của vụ án xưa nay là bên nguyên kiện bên bị trước tòa án. Thuở ban đầu của thế giới tư pháp, cả bên nguyên cáo lẫn phía bị cáo đều phải là con người cụ thể, rồi về sau dần có thể là nhóm người hay cơ quan công quyền hoặc tổ chức nào đó...
3 công dân Triều Tiên (từ trái sang) Kim Il, Park Jin Hyok và Jon Chang Hyok bị Mỹ truy tố.
3 công dân Triều Tiên (từ trái sang) Kim Il, Park Jin Hyok và Jon Chang Hyok bị Mỹ truy tố.

Hình thức có vụ án mà trong đó bên nguyên cáo là ai đó cụ thể kiện bên bị cáo nặc danh xuất hiện về sau. Ở thời hiện đại ngày nay còn có kiểu kỳ án đặc biệt đồng thời trên nhiều phương diện, như sau đây là một ví dụ.

Bộ Tư pháp Mỹ vừa ra quyết định truy tố 3 người có tên gọi là John Chang Hyok, Kim Il và Park Jin Hyok mà phía Mỹ cho rằng tất cả là người Triều Tiên. Mỹ cáo buộc 3 người này đã tiến hành những cuộc tấn công mạng vào bộ quốc phòng Mỹ, vào nhiều hãng trên thế giới, vào nhiều công ty kinh doanh tiền ảo Bitcoins cũng như một số đồng tiền thuật toán khác để kiếm tiền hoặc rửa tiền, lấy cắp tiền tiền các tài khoản trong các ngân hàng, kinh doanh tiền tệ phi pháp...

Cáo buộc rất dài và tất cả đều rất nặng nề bởi theo đó thì bản chất hành vi phạm tội không chỉ thuần tuý có vi phạm pháp luật mà còn gây tổn hại về kinh tế và tài chính cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới an nguy của quốc gia.

Vụ việc này trở thành kỳ án ở thời hiện đại trước hết bởi bên nguyên cáo có chính danh cụ thể, trong khi phía bị cáo thì không ai biết cụ thể là ai. Ba người nói trên được phía Mỹ định danh thế thôi chứ trên thực tế không ai ở bên ngoài Triều Tiên dám chắc họ đúng có tên như vậy.

Phía Mỹ truy tố 3 người này nhưng truy tố vậy thôi chứ đâu có đã bắt giữ được họ bởi không biết họ hiện đang ở đâu. Những cái tên gọi mà phía Mỹ đưa ra trong cáo buộc đúng là tạo cảm nhận những người này là người trên bán đảo Triều Tiên, nhưng chỉ như thế không thôi thì chưa thể đủ mức độ xác đáng để nói họ đều là người Triều Tiên.

Điều đặc biệt tiếp theo là phía Mỹ cáo buộc 3 người này trong thời gian dài đã kiếm về cho chính phủ Triều Tiên số tiền khoảng 1 tỷ Euro. Ở đây cũng chỉ cáo buộc vậy thôi chứ không có bằng chứng cụ thể kiểu “bắt tận tay, day tận mặt”. Bộ Tư pháp Mỹ quyết định truy tố những người này trong khi không thấy có cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào cụ thể ở Mỹ hoặc ở đâu đó khác trên thế giới phàn nàn vì đã bị tổn hại hay khởi kiện những người này.

Mấu chốt quan trọng nhất đối với Mỹ trong chuỗi các cáo buộc của Mỹ đối với 3 người này là việc phía Mỹ cho rằng họ thuộc về nhóm hackers có tên gọi là Lazarus. Theo quan điểm của Mỹ, nhóm này phục vụ cho chính quyền Triều Tiên và hình thức hoạt động là tấn công mạng với mục đích hành động là kiếm tiền, rửa tiền và gây tổn hại về kinh tế cho đối phương.

Vấn đề ở đây là Mỹ có cáo buộc nhưng lại không có bằng chứng cụ thể, cũng như Mỹ có lợi ích trong việc gắn chuyện tấn công mạng này với cáo buộc có chính quyền Triều Tiên đứng ở phía sau. Như thế có nghĩa là có nhân tố chính trị an ninh thế giới và quan hệ giữa các quốc gia. Xưa nay, chuyện mắc mớ giữa các quốc gia với nhau luôn dễ dàng có thể trở thành kỳ án trước các tòa án. 

Đọc thêm