Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025: Kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương Triều Trần (1225 - 2025)

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mỗi độ xuân về, nhân dân xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình lại nô nức chuẩn bị cho Lễ hội Đền Trần để tri ân công đức các vị vua Trần qua đó giáo dục lòng yêu nước, hào khí Đông A, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ. Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10/2 - 14/2 (tức ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đặc biệt năm nay kỷ niệm 800 năm ngày sáng lập Vương triều Trần (1225 - 2025).
Lễ khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ diễn ra vào tối ngày 10/2 (13 tháng Giêng).
Lễ khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ diễn ra vào tối ngày 10/2 (13 tháng Giêng).

Lịch sử Việt Nam ghi nhận, Vương triều nhà Trần tồn tại trong lịch sử thời Đại Việt với 12 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm (1225 - 1400) với nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư... Và Thái Bình được biết đến là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều nhà Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp.

Đền Trần Thái Bình tọa lạc ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi thờ các vị vua triều Trần. Đây cũng chính là nơi phát tích, dựng nghiệp của Vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Đền Trần Thái Bình tọa lạc ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi thờ các vị vua triều Trần. Đây cũng chính là nơi phát tích, dựng nghiệp của Vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Hàng năm, các vua Trần thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) vào dịp đầu xuân.

Trải qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần tại thôn Thái Đường vẫn được duy trì, được chính quyền địa phương và nhân dân tổ chức long trọng.

Năm 2025, Lễ hội đền Trần tại khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tiếp tục được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 10/2 - 14/2/2024 (tức từ ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động đặc sắc mang nhiều ý nghĩa. Đặc biệt năm nay, kỷ niệm 800 năm ngày sáng lập Vương triều Trần 1225 - 2025…

Năm 2025 là năm thứ 3 lễ hội đền Trần được tổ chức với quy mô cấp tỉnh và đặc biệt năm nay kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương Triều Trần (1225 - 2025).

Năm 2025 là năm thứ 3 lễ hội đền Trần được tổ chức với quy mô cấp tỉnh và đặc biệt năm nay kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương Triều Trần (1225 - 2025).

Để chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025, Ban tổ chức đã thành lập 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban nội dung, tuyên truyền, khánh tiết; tiểu ban an ninh, trật tự; tiểu ban lễ tân hậu cần.

Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ mang đến không khí hào hùng và trang nghiêm với nhiều nghi thức truyền thống như lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước và lễ bái yết dâng hương. Tâm điểm là lễ khai mạc vào tối ngày 10/2 (13 tháng Giêng), kết hợp trang trọng giữa phần lễ và phần hội.

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp” được đầu tư quy mô, với những màn trình diễn giàu tính nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử, hứa hẹn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ mang đến không khí hào hùng và trang nghiêm với nhiều nghi thức truyền thống.

Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ mang đến không khí hào hùng và trang nghiêm với nhiều nghi thức truyền thống.

Cùng với phần lễ trang nghiêm, lễ hội đền Trần Thái Bình còn là dịp để người dân và du khách hòa mình vào các hoạt động văn hóa đặc sắc trong phần hội. Từ các trò chơi dân gian như kéo lửa nấu cơm, kéo co, pháo đất, cờ tướng, đến những cuộc thi truyền thống như gói bánh chưng, thi cỗ cá, têm trầu cánh phượng, tất cả đều mang đến bầu không khí tươi vui, gắn kết cộng đồng. Đặc biệt, liên hoan hát văn - loại hình nghệ thuật độc đáo gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu - góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa và tâm linh của lễ hội.

Trước lễ khai mạc, ngày 7/2, sẽ diễn ra Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuân Ất Tỵ 2025 với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp. Hội chợ trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống, làng nghề và triển lãm sinh vật cảnh, mở ra cơ hội giao lưu văn hóa và kinh tế đầy ý nghĩa. Hội chợ tổ chức trong 9 ngày, từ ngày 7 - 16/2 (từ ngày 10 - 18 tháng Giêng). Đây là cơ hội để quảng bá các sản phẩm của vùng đất Long Hưng - Hưng Hà và các tỉnh thành, tạo điểm nhấn về thu hút đầu tư của huyện. Góp phần thực hiện chủ đề năm 2025: Xây dựng chính quyền thân thiện và giải phóng mặt bằng. Tạo thế và lực để huyện vươn mình bứt phá trong năm 2025.

Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 7/2 - 16/2.

Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 7/2 - 16/2.

Hiện công tác chuẩn bị khai mạc lễ hội đền Trần đang được gấp rút thực hiện. Trong đó, đã tu sửa hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí, loa truyền thanh; lắp đặt hệ thống pano, khẩu hiệu tuyên truyền trên đường dẫn vào khu di tích và khu nội tự; lắp đặt nhà bạt, bày nhang án sân bái yết… Đơn vị thi công đang triển khai thi công sân khấu khai mạc lễ hội, các gian hàng phục vụ hội chợ kết nối cung cầu. Đơn vị tổ chức sự kiện đang gấp rút lắp đặt sân khấu khai mạc lễ hội đền Trần và chuẩn bị điều kiện cần thiết để tổ chức các gian hàng tham gia hội chợ bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.

Đồng thời, các đơn vị, địa phương chuẩn bị tốt công tác tổ chức, đón tiếp khách mời, sẵn sàng phương án đảm bảo an ninh trật tự cho mọi tình huống, nhất là khi người dân tham gia lễ hội và hội chợ đông...Đặc biệt chú trọng công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau lễ hội, tăng cường lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ thường trực để bảo đảm an toàn cho các hoạt động của lễ hội, đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, thuận lợi, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân địa phương, du khách thập phương.

Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014; Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ năm 2023 đến nay, sự kiện Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với tôn vinh lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...

Hiện ở làng Tam Đường còn 4 ngôi mộ cổ của Tứ Đại Vương Thất Đầu Triều là: Thái Tổ Trần Thừa, Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Và tại xã Liên Hiệp còn 2 ngôi mộ cổ của Thống quốc Thái Sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Ngừ (Trần Thị Dung). Trải qua 700 năm, các ngôi mộ cổ luôn được nhân dân sửa sang, tôn đắp, chăm sóc, hàng năm thu hút hàng nghìn du khách đến chiêm bái, tham quan, thể hiện lòng tưởng nhớ và biết ơn đến các vị vua Trần.