Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân các làng An Hải, An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Đây là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức hàng năm.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức dân gian được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức hàng năm.

Hàng trăm năm trước, những người con ưu tú của quê hương Lý Sơn tuân thủ lệnh vua đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đo đạc hải trình cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật. Nhiều người ra đi không trở về, thân xác họ đã hòa mình vào biển cả mênh mông.

Ông Nguyễn Thành Phương, đại diện Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết, hàng năm, địa phương tổ chức Lễ Khao lề nhằm để tưởng nhớ, cầu mong cho ngư dân phát triển, làm ăn tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ quyền.

Lễ được tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm với nghi lễ thiêng liêng.

Lễ được tổ chức vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch hàng năm với nghi lễ thiêng liêng.

“Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa từ thời ông cha ta đời Minh Mạng đến bây giờ. Ở Lý Sơn này ông bà đã theo chân ra Hoàng Sa đánh bắt và nằm lại Hoàng Sa. Tưởng nhớ công ơn của các vị tiền nhân, ngày 16/3 hàng năm, địa phương làm lễ Khao lề giữ nguồn gốc cho con cháu tương lai sau này”, ông Phương chia sẻ.

Huyện đảo Lý Sơn hiện có khoảng 500 tàu thuyền với hàng ngàn ngư dân lao động nghề biển, trong đó hơn 100 tàu đánh bắt xa bờ. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, ngư dân Lý Sơn luôn đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, trang bị các phương tiện đánh bắt hiện đại, vươn khơi bám biển.

Với các ngư dân ngày nay, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của cha ông vẫn là nghi thức tâm linh được truyền từ đời này qua đời khác, các thế hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, tiếp tục vươn khơi bám biển.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.

Vì vậy, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngư dân, tiếp tục nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ đó đến nay, mỗi năm tổ chức, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa thu hút được không chỉ người dân Quảng Ngãi mà cả du khách trong nước đến với Lý Sơn.

Nghi thức thả thuyền ra biển trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Nghi thức thả thuyền ra biển trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Theo ông Nguyễn Minh Trí, Bí thư huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, địa phương rất chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch theo tinh thần Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị. Lý Sơn hiện nay đã được Bộ Chính trị quyết định phát triển trở thành trung tâm du lịch biển đảo.