Một nền điện ảnh khó nhân văn nếu người đứng đầu phản nhân văn!

(PLVN) - Đấy là một hiển nhiên không thể chối cãi. Bởi người đứng đầu của của một cơ quan, tổ chức có các hành vi phản nhân văn thì không thể nào kêu gọi xây dựng một tập thể nhân văn hay một môi trường sáng tạo nhân văn.
Một nền điện ảnh khó nhân văn nếu người đứng đầu phản nhân văn!

Bởi vậy, cho dù khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập” của Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ 21  là rất đúng đắn, nhưng thật khó để kêu gọi các nghệ sĩ và người sáng tạo, người hoạt động điện ảnh ủng hộ, khi mà người Trưởng Ban tổ chức LHP VN lần thứ 21 đã và đang bị tố cáo bởi hành vi sử dụng xe công trái phép.

Hành vi đáng xấu hổ này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kết luận.

Của công chính là thuế, là mồ hôi và nước mắt, có những khi còn là máu của nhân dân. Sử dụng tài sản công cho mục đích cá nhân chính là hành vi đáng xấu hổ và đáng lên án. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ ở vị trí lãnh đạo, là công bộc của dân như Bác Hồ căn dặn - thì mọi việc lạm dụng của công như biến xe công thành xe tư là rất phản nhân văn, gây bức xúc trong nhân dân.

Họ không xứng là công bộc của nhân dân.

Của công chính là thuế, là mồ hôi và nước mắt, có những khi còn là máu của nhân dân. Sử dụng tài sản công cho mục đích cá nhân chính là hành vi đáng xấu hổ và đáng lên án.

Người làm lãnh đạo, là đảng viên luôn được Đảng yêu cầu nâng cao đạo đức và phẩm chất cách mạng để đấu tranh với chính bản thân mình, chống lại thói hư tật xấu tham lam nhũng nhiễu từ chính trong mỗi con người. Cùng đó, người làm lãnh đạo cần ý thức được trách nhiệm, danh dự của bản thân để không tiếp tục mắc sai lầm, nhanh chóng sửa chữa khuyết điểm, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Tuy nhiên, danh dự tối thiểu của người lãnh đạo ngành điện ảnh cũng đã bị phớt lờ. Bà Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà (nguyên Quyền Cục trưởng bị cách chức) vẫn ung dung ngồi ghế chủ toạ để điều hành Họp báo khai mạc LHP,  điều hành 2 cuộc Hội thảo của LHP VN lần thứ 21 với những ứng xử tắc trách trước hàng trăm nhà báo, nghệ sĩ và các đại biểu, khách mời của LHP.

Nếu như cuộc Họp báo Khai mạc LHP VN đã kết thúc vội vã, thể hiện sự thiếu tôn trọng và chuyên nghiệp của những người điều hành khi Chủ tịch đoàn từ chối trả lời và ngăn cản thành viên Ban giám khảo (diễn viên Trương Ngọc Ánh) trả lời phóng viên như báo chí đã phản ánh, thì hai cuộc Hội thảo gồm “Bối cảnh quay phim ở Việt Nam” và “Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong hội nhập quốc tế” lại đem tới sự không hài lòng cho các nghệ sĩ và người làm nghề. Sự không hài lòng bởi còn quá nhiều người được Ban Tổ chức mời viết tham luận nhưng không có cơ hội để phát biểu.

Thay vì cần có tiếng nói của các đạo diễn, nhà sản xuất, nhà xây dựng chính sách, những người đang thực tế lăn lộn với nghề làm phim thì cuộc Hội thảo “Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong hội nhập quốc tế” đã dành diễn đàn để quá nhiều các thành phần thiếu thực tế sáng tác và hoạt động điện ảnh lên tiếng chỉ trích ngành, so sánh điện ảnh nước nhà với các nền điện ảnh khác, với khá nhiều lý thuyết xuông và cũng không mới mẻ gì.

Trên face book cá nhân, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã thẳng thắn bộc lộ: “Điều đáng tiếc là những người được lên phát biểu, trừ người cuối cùng là anh Bùi Tuấn Dũng - có lẽ là một trong những người "trẻ nhất" được phát biểu hôm nay - đều không phải là người làm phim, mà thuộc những lĩnh vực phê bình, lý luận, nhà báo. Tức, không có tiếng nói xuất phát từ những người thực sự làm nghề... Mình cũng được mời viết tham luận, được mời đến để phát biểu, nhưng cuối cùng mình không được lên phát biểu. Vì theo BTC cho biết, chương trình có hạn, không đủ thời gian cho mọi người. Mình thấy tiếc, nhưng đồng thời thấy may mắn, vì có lẽ bài phát biểu của mình sẽ trở nên rất lạc lõng so với tư duy của những người đã phát biểu sáng nay”.

Còn rất nhiều ý kiến bất bình của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động điện ảnh đang tham dự LHPVN lần thứ 21 về công tác tổ chức luộm thuộm, thiếu tôn trọng nghệ sĩ và giám khảo, không chú trọng vào những nội dung sinh hoạt chuyên môn như 2 cuộc Hội thảo.

Cũng thấy khá rõ một điều, công tác quảng bá cho LHP VN lần thứ 21 dù được VOV và kênh truyền hình Vietnam Journey bảo trợ, nhưng hầu hết khán giả tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác không biết về một sự kiện lớn của ngành Điện ảnh đang diễn ra tại thành phố Vũng Tàu.

Không mấy khán giả tìm được kênh truyền hình Vietnam Journey để xem quảng bá về LHP, mà có tìm được cũng không thấy giới thiệu quảng bá ấn tượng nào, ngoài Lễ Khai mạc truyền hình trực tiếp lem nhem và bị đứt sóng, phải phát sóng clip giới thiệu gốm Bát Tràng.

Không biết bà Trưởng Ban tổ chức LHP Nguyễn Thị Thu Hà và Cục Điện ảnh đã quyết định lựa chọn một kênh truyền hình ít hiệu quả tuyên truyền để tổ chức sự kiện LHP VN lần thứ 21 có phải nhằm mục đích che giấu những sai phạm của cá nhân bà hay không? Việc lựa chọn đơn vị tổ chức sự kiện này có được thực hiện đấu thầu theo quy định?

Nhiều nghệ sĩ và phóng viên đã đặt nghi vấn: Phải chăng trước những sai phạm của Cục Điện ảnh vừa qua như trong duyệt phim, việc tùy tiện sử dụng xe công hay những khuất tất trong việc chọn lựa các đơn vị thực hiện LHP VN 21 đang diễn ra, cho nên việc  “cắt xén” thông tin cũng như thời lượng họp báo, thời lượng Hội thảo là một cách để đối phó với dư luận?

Đó là chưa kể đến những trở trăn từ khẩu hiệu của LHP lần này dù thực chất, dù phù hợp nhưng lại khiến dư luận hoài nghi vì năng lực lãnh đạo và quản lý của một người như Trưởng Ban Tổ chức LHP VN lần thứ 21.

Sự nhân văn thì chúng tôi đã bàn, còn sáng tạo và hội nhập lại còn đó những trở trăn. Hội nhập làm sao, nâng cao chất lượng phim làm sao khi rất nhiều những vấn đề về sản xuất phim, phát hành phổ biến phim, kiểm duyệt phim, cơ chế quản lý lý ngành điện ảnh ... vẫn còn nhiều vấn đề nan giải mà Ban Tổ chức LHP đã khước từ lắng nghe từ ý kiến của rất nhiều người làm nghề tham dự Hội thảo.

Nhân văn sao đây, hội nhập sao đây, khi còn những hành động đi ngược lại khẩu hiệu của chính Liên hoan phim đang diễn ra Vũng Tàu?

Hãy chờ xem những giải thưởng của LHP VN lần thứ 21 có thể hiện được thông điệp để xây dựng một nền Công nghiệp Điện ảnh của Việt Nam?!

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21: Ban tổ chức thiếu chuyên nghiệp, nghệ sỹ và khán giả bị coi thường?

(PLVN) - Tối qua (23/11), Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 đã khai mạc tại Vũng Tàu. Ngay từ chương trình khai mạc, đã có những "hạt sạn" không đáng có và "hạt sạn" lớn nhất là sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, khiến cả nghệ sỹ, khán giả đều thấy bị coi thường.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21: Ban tổ chức thiếu chuyên nghiệp, nghệ sỹ và khán giả bị coi thường?
Giám khảo Trương Ngọc Ánh cùng ban giám khảo phim truyện tại khai mạc Liên hoan phim Việt Nam 21. - Ảnh Tuổi trẻ.

Từ cuộc họp báo coi thường phóng viên

Ngay khi cuộc họp báo khai mạc Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ 21 được tổ chức tại khách sạn Pull man, thành phố Vũng Tàu vừa bắt đầu lúc 15h00, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng ban tổ chức LHP đã thông báo, rằng BTC còn rất nhiều việc phải làm, và sẽ còn làm việc đến đêm, đêm có khi vẫn còn chưa hết việc, vì vậy cuộc họp báo sẽ kết thúc sớm vào lúc 16h.

Sau phần khai mạc Họp báo của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông, trưởng ban chỉ đạo LHP - là phần giới thiệu công tác tổ chức LHP của tỉnh  Bà Rịa-Vũng Tàu do Phó Giám đốc Sở VH&TT giới thiệu.

Tiếp đó là phần được các nhà báo đợi chờ nhất từ sau họp báo LHP lần thứ nhất tại Hà Nội: Giới thiệu Chương trình Lễ Khai mạc và Bế mạc của LHP do bà Bảo Lê, đại diện Kênh Vietnam Journeys của Đài tiếng nói Việt Nam thuyết trình.

Tuy nhiên, phần giới thiệu của bà Lê chỉ có  vài hình ảnh sơ lược phối cảnh về sân khấu không có chút ấn tượng nào như tiêu chí của LHP đề ra “Xây dựng nền công nghiệp Điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”,  và cũng không có phần giới thiệu nào về tính đặc sắc của sân khấu, của chương trình Lễ Khai mạc, Bế mạc của LHP như đã từng hứa hẹn.

(Đọc tiếp>>>>)