Mỹ nhân ngư - người cá liệu có tồn tại hay chỉ là truyền thuyết? (Tiếp theo và hết)

(PLVN) - Từ xa xưa đã có người tin rằng có người cá, bao gồm người cá giống cái (tức là giới đẹp) và người cá giống đực. Vị thần Babylon Oannes trong truyền thuyết đã đem lại tri thức và văn hóa cho loài người, nghe nói là người cá, nửa trên là người, từ thắt lưng trở xuống là cá... Đến thời hiện đại, vẫn có nhiều nguồn tin xác nhận việc người cá đã xuất hiện... Vậy thực hư chuyện này ra sao? 
Mỹ nhân ngư - người cá liệu có tồn tại hay chỉ là truyền thuyết? (Tiếp theo và hết)

Như đã phản ánh ở kỳ trước, từ thời cổ đại tại các nước Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã, mọi người vẫn sùng bái thần linh người cá. Mấy thế kỷ gần đây đã có rất nhiều truyền thuyết dân gian về những sinh vật này, mọi người thường xuyên nói rằng mình nhìn thấy người cá. Ngay giữa thời hiện đại, tại Scottland, người ta tin rằng người cá đã xuất hiện và cả Colombia (châu Mỹ). 

Người cá ở châu Mỹ

Colombo rõ ràng trờ thành người quan sát “mỹ nhân ngư” nổi tiếng nhất. Trong chuyến du hành phát hiện ra quần đảo Tây Ấn Độ, ông đã nhìn thấy trên mặt nước biển xa xa có 3 người cá đang đùa giỡn đồng thời phát hiện chúng không đẹp giống như mọi người mô tả.” 

Nhìn động tác của chúng, ông thấy chúng có thể là 3 con cá dugong (còn có tên là cá Cúi) loài động vật có vú của biển cả. Sau đó, thời gian của Colombo ở châu Mỹ còn rất nhiều chuyện về người nhìn thấy người cá. 

Năm 1614. khi nhà thám hiểm John Smith đến quần đảo Tây Ấn Độ Dương đã nhìn thấy một phụ nữ ở dưới nước. Người phụ nữ đó đẹp mê hồn khiến Smith phải rung động. Đến khi nhìn thấy “nửa thân dưới của người đó là cá" ông mới lặng người đi. 

Năm 1610, khi lái xuồng tiến vào cảng biển của Canada, truyền trưởng W.Born nhìn thấy một con quái vật giống như phụ nữ đang bơi về phía mình. Ông cảnh giác bẻ lái cho xuồng ngoặt theo hướng khác, thế là sinh vật ấy quay chuyển hướng chuẩn bị nhảy lên chiếc thuyền khác. Chiếc thuyền ấy là của William. Ông này cho thuyền phóng thẳng vào sinh vật ấy! Sinh vật ấy liền lặn xuống biển cả. 

 

Vào thế kỷ XVII ở vịnh Capcat gần bờ biển phía Nam bang Maine có một người cá cũng ở tình trạng tương tự, nhưng nghe nói khi người cá này định nhảy lên thuyền ông Maine thì bị chủ thuyền chém vào vai. Sinh vật này chìm xuống biển “chết trong vùng nước biển bị máu tươi nhuộm thành màu tím”. 

Ít ngày sau đó ở một nơi gần Nova Scotia ở Canada, các thủy thủ của 3 con tàu Pháp nhìn thấy một người cá khác. Họ đuổi theo, định lấy dây để bắt nhưng không được. Một vị thuyền trưởng ghi lại rằng: “Nó vén mái tóc xanh đang che trước mắt, trên mình nó hình như cũng có loại lông này”. 

Nhà thám hiểm Henry Hudson người Anh là một nhân chứng đáng tin cậy nhất, sông Hudson chính là lấy tên ông. Ông cũng đã ghi chép lại một lần gặp người cá. Vào chiều tối 15/6/1610, hai thủy thủ dưới quyền ông đã nhìn thấy người cá: “Da người cá trắng, tóc vừa đen vừa dài, lưng và ngực của nó giống như phụ nữ”, nó có cái đuôi giống đuôi cá heo. Sở dĩ các thủy thủ nhìn rõ được vì nó bơi đến cạnh thuyền để xem con người hoạt động”

Nhà khoa học thế kỷ XIX,  Phillips Cosi đã bình luận việc này như sau: “Đối với các thủy thủ vùng đất cực thì báo biển, voi biển họ thuộc như các súc vật nuôi trong nhà. Trừ phi là 2 thủy thủ cố tình bịa đặt, còn nhà hàng hải kiệt xuất kia (ý chỉ Herny Hudson) thì rất hiểu thuộc hạ của mình. Bản thân ông cũng rất khách quan và cũng rất lý tính, vì vậy nhất định họ đã nhìn thấy sinh vật chưa biết đến của chúng ta kia”.

Năm 1797, bác sĩ Chirem đến thăm một hòn đảo nhỏ ở Caribbean. Thống đốc ở đó và một số người đã nói với ông là ở đây đã có nhiều người đã nhìn thấy sinh vật lạ trong dòng sông trên đảo, người Indian gọi nó là “Mẹ của nước”.

Vị bác sĩ còn viết: “Nửa thân trên của nó giống người, nửa thân dưới thì giống cá, nhưng không giống cá heo. Nó thường ngồi dưới nước, trừ phi nó hốt hoảng, nếu không mọi người không nhìn thấy nửa thân dưới của nó. Nó thường chải đầu hoặc là dùng tay xoa mặt hoặc là ngực. Mọi người thường nhầm đó là phụ nữ Indian tắm”. 

Các cách giải thích

Một cách giải thích đối với người cá là cho rằng đó là trâu biển hoặc cá Dugong. Nếu nói như cảc nhà khoa học thì là: “Những chú trâu biển này đã được các thủy thủ mê tín “biến” thành mỹ nhân ngư”.

Tuy nhiên trong cuốn sách “Yêu nữ trên biển” xuất bản năm 1965, các tác giả của cuốn sách đã tiến hành điều tra và cho thấy 3/4 số hiện tượng này xảy ra ở nơi trâu biển và cá Dugong không xuất hiện. Thứ nữa hình ảnh của loài trâu biển và cá Dugong hoàn toàn khác với ngưòi cá trong truyền thuyết. 

Nhưng cũng không thể loại trừ là trâu biển và cá Dugong trong mọi trường hợp. Thí dụ như cư dân trên đảo Papua New Guinea (phía Nam Châu Úc) thường bảo rằng nhìn thấy sinh vật giống người cá: Từ thắt lưng trở lên giống người, từ thắt lưng trở xuống không có chân, không xẻ, nhưng ở dưới lại có vảy. Họ gọi loại sinh vật này là “Mặt trời”. 

Khi nhà khoa học Roy Wanner đến thăm đảo này thập kỷ 70, người trên đảo nói với ông rằng “Mặt trời” giống như nhãn “người cá” trên đồ hộp thịt. Cũng dễ hiểu khi Wanner rất hứng thú với chuyện này. Sau khi nhìn thấy loại sinh vật này ông khẳng định nó không phải là cá Dugong. 

Cuộc thám hiểm của các nhà khoa học Mỹ tháng 281985 đã chụp được ảnh của “Mặt trời” ở dưới nước, qua ảnh có thể khẳng định đó là một con cá Dugong. Điều bí mật này phần nào đã được giải tỏa. 

Nhưng một thành viên trong đoàn thảm hiểm là Thomas William vẫn cảm thấy băn khoăn tại sao rõ ràng như thế mà có nhiều người vẫn nói đó là người cá? 

Có hai tác giả trong tạp chí “Tự nhiên” đưa ra cách giải thích thứ hai đối với việc nhìn thấy người cá. Sau khi tiến hành nghiên cứu báo cáo về người cá ở Na Uy, họ đã rút ra được kết luận: Sự thay đổi về khí quyển hoặc khí quyển rối loạn có thể dẫn đến hiệu ứng quang học kỳ lạ, kết quả của nó làm cho mặt nước biển biến đổi. 

Thế là cá voi, voi biển thậm chí cả tảng đá nhô lên mặt nước cũng có thể bị thủy thủ coi là người cá. Sau khi đọc xong báo cáo nghiên cứu của họ, nhà hành vi học David Hatt cho rằng cách giải thích này rất có giá trị. 

Chuyên gia động vật kỳ lạ dưới nước, nhà nghiên cứu truyền thuyết dân gian nước Pháp, ông Michel Mogo cho rằng xuất phát từ góc độ sinh vật học để giải thích người cá là không có tác dụng. Ông cho rằng “nhìn thấy người cá là bắt nguồn từ sự mê tín, là ảo giác không hờn không kém”. 

Một loại lý luận khác nữa gọi người cá là một loài sinh vật mới chưa được phát hiện. Người đặt nền móng cho lý luận này là Bernhard Humanse. Ông đã nói trong một bài viết trên báo năm 1986: “Chi có thể nói đó là một loài sinh vật biển chưa được biết đến mới có thể giải thích được vì sao từ cổ chí kim ở lĩnh vực nào cũng luôn có những báo cáo về việc nhìn thấy người cá”. 

Nhưng rất nhiều người không quan tâm đến việc này vì rằng những sinh vật này được phát hiện ngay gần bờ biển nhưng cũng chưa hề để lại di vật gì để cho mọi người có thể tiến hành nghiên cứu khoa học. Và vì thế, việc mỹ nhân ngư hay người cá có thật hay không thì đến nay vẫn là một bí ẩn lớn.

Đọc thêm