Nạn nhân mua bán người được hưởng chế độ hỗ trợ

Văn phòng Chủ tịch nước hôm qua tổ chức họp báo công bố 3 Luật, 1 Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết thi hành luật này, Luật kiểm toán độc lập Luật Phòng chống mua bán người).

Văn phòng Chủ tịch nước hôm qua tổ chức họp báo công bố 3 Luật, 1 Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết thi hành luật này, Luật kiểm toán độc lập Luật Phòng chống mua bán người).

“Chặn” các đường dây bán nội tạng

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết: Trong những năm gần đây, mua bán người (MBN) đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong xã hội.

Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói về chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người.
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói về chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người.

Tình hình tội phạm MBN nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng; tính chất, quy mô, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viên tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống MBN tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp, và việc Quốc hội thông qua Luật phòng chống MBN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác này, đồng thời có chế hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Ngoài những nội dung chính như phòng ngừa MBN, phát hiện, xử lý vi phạm, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ nạn nhân; trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ và địa phương trong phòng chống MBN….đáng chú ý là Luật đã dành 9 điều quy định vấn đề hỗ trợ nạn nhân.

Theo Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, có 6 chế độ hỗ trợ nạn nhân, bao gồm: hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại (bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân cần thiết khác, hỗ trợ chi phí đi lại); hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Ngoài ra, Luật xác định rõ 5 nhóm  cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các chế độ hỗ trợ nạn nhân bao gồm: UBND cấp xã; Phòng Lao động- thương binh và xã hội; cơ sở bảo trợ xã hôi, cơ sở hỗ trợ nạn nhân; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức trợ giúp pháp lý; Sở Lao động – Thương binh và xã hội; Sở Y tế, Sở Giáo dục và đạo tạo. Luật phòng chống MBN có hiệu lực từ 1/1/2012.

Đương sự có quyền tự thỏa thuận giá tài sản.

Trong tố tụng dân sự, lâu nay vấn đề định giá tài sản luôn  hết sức phức tạp, nhiều khiếu kiện vì lý do đương sự cho rằng Tòa án định giá tài sản không “chuẩn” không sát giá thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự. Việc này cũng gây khó khăn cho chính Tòa án trong việc thành lập các Hội đồng định giá, gây kéo dài tiến độ giải quyết vụ án.

Góp phần giải quyết tình trạng nói trên, theo Phó Chánh án TANDTC Từ Văn Nhũ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, sửa đổi quy định về định giá, thẩm định giá tài sản theo hướng các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Tòa án chỉ ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp trong các trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc các bên đương sự hoặc các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước…

Ngoài ra, các điểm đáng chú ý của Luạt sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS như vai trò của VKS; sửa đổi về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, về cơ chế xem lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC…Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS có hiệu lực từ 1/1/2012.

Thu Hằng

Đọc thêm