Nâng cao chất lượng thương hiệu cá khô bổi ở Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  "Cá khô bổi U Minh"  từ lâu đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích, bởi vừa hợp khẩu vị, vừa mang tính đặc trưng của vùng đất rừng U Minh Hạ. Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể, đang hướng đến đạt chuẩn OCOP 4 sao. 

Cá bổi được nuôi thâm canh nhiều ở 2 huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh. Theo người dân địa phương, 1 vụ nuôi kéo dài khoảng 1 năm. Chính vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến cận Tết Nguyên đán. Cá bổi tươi sống khoảng 45 ngàn đồng/1kg (8 con), 55 ngàn đồng/1kg (7 con), 65 ngàn đồng đến/1kg (5 - 6 con).

Trong đó, cá sặc bổi (sặc rằn) là loài cá đồng phổ biến, làm khô ăn ngon nên từ lâu đã là một trong những món ẩm thực có tiếng của huyện Trần Văn Thời nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung. Trước năm 2010, sản lượng cá tự nhiên ngày một suy giảm nên người dân vùng ngọt hóa, chủ yếu thuộc huyện Trần Văn Thời, phát triển nuôi cá thâm canh, giúp thương hiệu cá khô bổi U Minh có thêm điều kiện phát triển.

Năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể "Cá khô bổi U Minh" cho người dân huyện Trần Văn Thời, từ đó nhãn hiệu tập thể này dần được biết đến rộng rãi. Gần đây, thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất khô bổi nâng cao chất lượng, tạo mẫu mã cho sản phẩm nên càng được thị trường ưa chuộng.

Cơ sở sản xuất Tám Oanh tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, với thâm niên hơn 30 năm, tạo việc làm cho 15-20 người tại địa phương với mức thu nhập từ 250 - 300 ngàn đồng/người/ngày.

Cơ sở sản xuất Tám Oanh tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, với thâm niên hơn 30 năm, tạo việc làm cho 15-20 người tại địa phương với mức thu nhập từ 250 - 300 ngàn đồng/người/ngày.

Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, nghề làm cá khô bổi tại địa phương phát triển nhanh. Các cơ sở đạt tiêu chuẩn OCOP ngày càng khẳng định được chất lượng sản phẩm. Cơ quan chức năng tỉnh đang xây dựng sàn giao dịch điện tử, đây là một hướng hỗ trợ phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của địa phương rất khả quan. Khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử thành công, kỳ vọng thị trường tiêu thụ trong nước của sản phẩm này sẽ phát triển mạnh hơn”.

Cơ sở sản xuất Tám Oanh (ngụ ấp Kinh Củ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, với thâm niên hơn 30 năm. Cơ sở đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm cá khô bổi và đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Từ thành công đó, cơ sở sản xuất Tám Oanh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng đến đạt chuẩn OCOP 4 sao. Lúc đầu, cá khô bổi chủ yếu bán nhỏ lẻ, đến năm 2014, chủ cơ sở mới đăng ký cơ sở kinh doanh, phát triển thương hiệu sản phẩm.

Sản phẩm cá khô bổi của Cơ sở sản xuất Tám Oanh nhằm hướng đến đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Sản phẩm cá khô bổi của Cơ sở sản xuất Tám Oanh nhằm hướng đến đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Anh Trần Văn Tám, chủ cơ sở sản xuất Tám Oanh, chia sẻ: “Trong quá trình sản xuất, cơ sở luôn chú trọng về chất lượng cá nguyên liệu, phải là cá được thu mua trong tỉnh, mẫu mã sản phẩm phải bắt mắt và đặc biệt là đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, cá khô bổi Tám Oanh được nhiều khách hàng tin dùng và ngày càng khẳng định sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Từ khi được chứng nhận OCOP, mức tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung tăng gấp 3 đến 4 lần so với trước. Hiện tại, trung bình một ngày tôi xuất bán trên 500 kg cá khô thành phẩm”.

Để không phụ thuộc vào thời tiết và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Cơ sở sản xuất Tám Oanh đã mạnh dạn đầu tư vốn, trang bị kho lạnh, lò sấy năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất cá khô bổi và trữ lại cung ứng sản phẩm quanh năm.

Đồng thời với phát triển sản phẩm cá khô bổi mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình, Cơ sở sản xuất Tám Oanh còn tạo việc làm cho 15-20 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 250 – 300 ngàn đồng/người/ngày.

Cá bổi tươi khoảng 45 ngàn đồng/1kg (8 con), 55 ngàn đồng/1kg (7 con), 65 ngàn đồng đến/1kg (5 - 6 con).

Cá bổi tươi khoảng 45 ngàn đồng/1kg (8 con), 55 ngàn đồng/1kg (7 con), 65 ngàn đồng đến/1kg (5 - 6 con).

“Từ tháng 11 âm lịch trở đi, thời điểm bắt đầu cung ứng sản phẩm cá khô cho thị trường Tết, mỗi ngày cơ sở của tôi xuất bán được khoảng 700 - 800kg. Giá sản phẩm dao động từ 150 – 300 ngàn đồng/kg, tùy loại. Tôi đang dự tính sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng hạng sản phẩm lên OCOP 4 sao và mở rộng thị trường trong thời gian tới”, anh Trần Văn Tám cho biết.

Nói về cơ sở sản xuất Tám Oanh trên địa bàn xã, ông Lê Chiến Lũy - Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, khẳng định: “Nhờ đăng ký tham gia sử dụng hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Cá khô bổi U Minh” và đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, Cơ sở sản xuất Tám Oanh ngày càng phát triển bền vững, được nhiều người biết đến và khẳng định được chất lượng sản phẩm trên thị trường. Địa phương hỗ trợ cho Cơ sở sản xuất Tám Oanh về thủ tục pháp lý, nhằm đảm bảo đủ điều kiện để nâng hạng lên OCOP 4 sao trong thời gian tới”.