Nghi vấn loài khủng long chưa bị tuyệt chủng?- Bài 1: Loài vật bí ẩn có tên Mokeli Mobi Mobi ở châu Phi

(PLVN) - Ngày nay liệu khủng long còn tồn tại không? Vấn đề này liệu có quá hoang đường? Thực ra, hầu hết các nhà khoa học và cả những kiến thức chúng ta tiếp cận đều tin rằng loài động vật bò sát to lớn này đã bị diệt chủng từ 65 triệu năm trước đây. Nhưng liệu có phải như vậy?

Khủng long ở châu Phi 

Nhưng, những vụ việc tận mắt nhìn thấy khủng long ở những nơi xa xôi hẻo lánh lại liên tục xảy ra không ngớt! Một số nhà khoa học, nhà thám hiểm, các nhà khoa học tự nhiên rất muốn làm rõ những vụ việc “không thể tin được” đó và nếu có thể, họ còn muốn nghiên cứu sâu thêm. Tất cả các cuộc điều tra này phần lớn đều tập trung vào một loài động vật được gọi là “Mokelimobimobi”. 

Qua các miêu tả, xem ra chúng giống loài “rồng cổ rắn” (Loài rồng này là một loài khủng long khổng lồ chuyên ăn thực vật. Cổ và đuôi rất dài, đầu nhỏ, bụng to, chân to và khô như một gốc cây. Loài thằn lằn sấm và thằn lằn lưng dài chính là thuộc loài này). 

Những ghi chép sớm nhất về việc nghi ngờ những dấu chân khổng lồ như chiếc mâm do loài động vật này để lại là của một giáo sĩ người Pháp khi ông truyền giáo ở vùng châu Phi năm 1776. 

Suốt hai thế kỷ sau đó, tất cả các ghi chép về vấn đề này của các giáo sĩ, các quan chức thực dân, các nhà thám hiểm và cả của thổ dân về cơ bản cũng giống như vậy. Mấy năm gần đây, hầu như tất cả các vụ tận mắt nhìn thấy đều xuất phát từ vùng Trung Phi và các vùng đầm lầy xa xôi hẻo lánh hai bờ sông Congo thuộc nước Cộng hòa Congo, châu Phi. 

 

Trong hai năm 1980-1981, Mack nhà sinh vật học thuộc Đại học Chicago đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến nơi đó. Lần thám hiểm đầu tiên còn có cả Bower - một chuyên gia nghiên cứu động vật học bò sát cùng đi, chính ông này khi nghiên cứu về loài cá sấu ở miền trung Tây Phi đã nghe được câu chuyện về “Mokelimobimobi”. 

Cả hai lần thám hiểm đều không nhìn thấy con vật thực, nhưng họ đã tìến hành phỏng vấn rất nhiều người đã tận mắt nhìn thấy chúng. Loài vật đáng sợ này nghe nói sống ở các vùng hồ và trong dòng sông. Năm 1959, người Beegami ở đó đã từng giết một con vật như vậy ở gần hồ Tari.

Mack và đoàn thám hiểm của ông không đến được hồ Tari, nhưng một tổ thám hiểm do một kĩ sư Mỹ tên là Ranger đã đến được nơi ấy. Ông cùng vợ ông tuyên bố đã vài lần nhìn thấy loài động vật cổ dài khổng lồ, chúng sống trong hồ Tari và các hồ đầm xung quanh. 

Nhà sinh vật học của chính phủ Congo tên là Agrangran đã từng là thành viên của đoàn thám hiểm lần thứ hai cũng đến hồ này năm 1982. Và cũng đã nhìn thấy loài vật đó. Nhưng rất tiếc, cả hai ông đều nói rằng do máy ảnh trục trặc nên không thể chụp ảnh được con vật đó. Ngoài ra có một đội thám hiểm khác do một người Anh và một đội do hai người Nhật đứng ra tổ chức đã lần lượt tiến hành ba chuyến thám hiểm khu vực này nhưng cũng chẳng phát hiện được gì cả.

Khi đang ở khu vưc hồ Tari, Ranger đã nghe được một câu chuyện rất ly kì. Người địa phương nói rằng mấy tháng trước (tức là vào tháng 2/1981), người ta đã phát hiện vài xác chết của loài voi lớn nổi trên mặt hồ. Nguyên nhân chết có vẻ như dạ dày chúng bị đâm thủng. Đó không phải là vết đạn bắn (vì rõ ràng ngà của chúng vẫn còn chứng tỏ không phải bọn săn trộm voi lấy ngà). Dân địa phương nói kẻ giết chết voi là một loài quái vật sừng dài sống trong một khu rừng cạnh đó. 

Họ gọi loài động vật thần bí đó là loài “Sát thủ voi”. Hầu như các báo cáo đều nói rằng nó to bằng hoặc hơn voi một chút, 4 chân to, thô đỡ lấy cơ thể và có một chiếc đuôi dài, to. 

Mặt trông như tê giác, phía trước mọc một chiếc sừng. Nó vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn được, ăn thực vật, chính nó đã dùng chiếc sừng kia để giết chết voi hoặc trâu. Cuốn sách “Khủng long còn sống?” xuất bản năm 1987 của Mack nêu ý kiến cho rằng, loài vật này nếu thực sự còn sống thì rất có thể là một con tê giác thời tiền sử, hoặc loài khủng long mọc sừng, ví dụ loài khủng long 3 sừng. 

 

Mack cũng đã thu thập được báo cáo chưa được tin cậy lắm về loài vật Mbilu. Loài vật này trên lưng mọc một vây cứng xem ra giống một loài khủng long kiếm. Về những vụ nhìn thấy loài “Gumamonene” sau đó đã được chứng minh là đáng chuẩn xác hơn. Đó là loài động vật bò sát giống loài rắn to, trên lưng có vây hình răng cưa, người dài, có bốn chân. 

Trong nhũng người nhìn thấy nó có cả một giáo sĩ truyền giáo người Mỹ tên là Ajax. Ông này nói rằng, vào tháng 11/1971, ông nhìn thấy con vật đó đi từ dưới sông lên, rồi khuất vào đảm cỏ cao. Ông không nhìn được toàn bộ con vật nên ước đoán nó phải dài hơn 10m. 

Ajax là người rất hiểu các loài động vật ở Congo nên khẳng định đó không phải cá sấu. Căn cứ vào một số báo cáo của những người nhìn nữa, vùng đó hoàn toàn không có hà mã. Thổ dân ở đó nói rằng, loài vật này đã giết sạch hã mà rồi. Nhưng chúng lại không phải loài ăn thịt mà ăn quả của một số loài cây mọc hai bên bờ sông, dân địa phương gọi chúng là “M’kuoo M’ Bemboo”. 

Nếu con vật mà hai nhà thám hiểm nhìn thấy đúng là loài động vật đó thì nó rất có thể không phải là loại khủng long cổ dài. Hơn 20 năm sau, trong một cuộc thám hiểm khác, Mack phát hiện, dân địa phương đã dùng chung một từ để chỉ bất kì con vật to lớn nguy hiểm nào sống trong nước (sông, hồ, đầm...)

Khủng long ở Nam Mỹ

Trong cuốn sách “Thế giới đã mất” xuất bản nảm 1912, Huân tước Doyle đã miêu tả về một đội thám hiểm của nước Anh đi đến vùng lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. 

Họ đã phải trải qua mọi gian khổ và phát hiện ra ở một nơi cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài có một loài thú lạ từ thời tiền sử đã trải qua hàng triệu năm vẫn còn sống ở đó. 

Vài chục năm lại đây, câu chuyện đã hấp dẫn độc giả trên khắp thế giới. Nhưng điều kì lạ là, trong cuộc sống hiện thực lại có rất ít báo cáo về việc nhìn thấy khủng long đến từ Nam Mỹ. 

Báo “New York Herald” ra ngày 11/1/1911 đăng một vụ việc, tác giả bài viết là một người Đức tên là Smith. 

Một ngày tháng 10/1907, ông cùng một người bạn là thuyền trưởng cùng một người dẫn đường là người Indian tới một hẻm núi rất xa xôi của Peru, nơi đó có rất nhiều đầm và hồ nước. 

Họ đã phát hiện ra những dấu chân rất to và kì lạ của một loài động vật chưa xác định. Ở hai bên vết chân, cây cối bị đè bẹp xuống. Điều kì lạ của vùng này là họ không hề nhìn thấy các loài vật như cá sấu mõm ngắn, thằn lằn châu Mỹ và rắn nước mà lẽ ra phải có ở đó. 

Mặc dù những người dẫn đường vô cùng sợ hãi nhưng các nhà thám hiểm vẫn quyết định hạ trại nghỉ qua đêm ở đó. Sáng sớm hôm sau, họ quay trở lại thuyền để tiếp tục tìm kiếm loại động vật kì bí đó. 

Đến gần trưa, họ phát hiện ra nhũng vết chân mới ở trên bờ và quyết định lên bờ truy theo con vật lạ. Chính lúc ấy, họ nghe thấy tiểng kêu thất thanh của một đàn khỉ đang hái quả trên một cây cạnh đó. 

Smith nói: “Một con vật màu đen nào đó ẩn mình trong đám cành cây bỗng nhô lên giũa đàn khỉ gây ra một sự náo loạn khủng khiếp. Người dẫn đường quá sợ vội bơi ra xa khỏi bờ. Hai ông chẳng nhìn thấy rõ là gì cả chỉ nghe thấy tiếng cây lay động rào rào, tiếng của một mái chèo cực lớn đập ầm ầm xuống nước và tiếng kêu thất thanh của đàn khỉ tháo chạy”. Sau đó tất cả lại im lặng như không có chuyện gì xảy ra. 

Khoảng 10 phút sau, cây cối ven bờ lại rung lên. Cuối cùng các nhà thám hiểm nhìn thấy “con quải vật đáng sợ” kia. Con “quái vật” hình như không để ý gì tới họ, nó nhảy xuống nước và bơi đến chỗ cách họ khoảng 50m. Con vật này rất lớn “dài khoảng 12m, chỉ riêng đầu và cổ đã chiếm khoảng 4m”. Đầu nó “to như thùng bia, mồm hình như chuyên dùng để đẩy hoặc giữ một vật nào đó; Cổ giống như cổ rắn nhưng rất to; Không có chân trước mà thay vào đó là một chi dạng vây có móng vừa to vừa nặng. Trên chiếc đuôi vừa nặng vừa cứng “phủ những mảnh chất sừng thô và cứng”. Trên thực tế, toàn thân loài vật này được phủ một lớp như da cá sấu vậy. 

Hai ông giương súng lên nhằm vào nó bóp cò nhưng không đủ làm nó xây sát gì. Họ bắn 7 phát, tất cả đều trúng mục tiêu. Để tránh đạn, nó quay người lặn xuống nước làm cho sóng nước cuộn lên suýt làm chìm chiếc thuyền nhỏ của họ. 

Bơi ra một đoạn tương đối xa nó lại nổi lên. “Sau khi nhìn chúng tôi vài giây nó lại bơi về phía chúng tôi. Vì những viên đạn mà chúng tôi bắn chỉ như gãi ngứa cho nó nên chúng tôi quyết định tháo chạy. Khi chạy được về phía sau một hòn đảo nhỏ thì không nhìn thấy nó đâu nữa. Chúng tôi không dám trêu ghẹo nó nữa và ơn trời đã may mắn thoát nạn”, tác giả kể lại

Trong báo cáo của Smith nói rằng, suốt cuộc hành trình sau đó họ không phát hiện ra vấn đề gì quan trọng cả. Nhưng do viên thuyền trưởng sau đó vài tháng đã chết về bệnh tật nên sự vìệc trên chẳng còn ai là người làm chứng nữa. 

Đây là báo cáo duy nhất miêu tả về loài quái vật này ở vùng hồ đầm Nam Mỹ. Đầu thế kỷ XX, trong khi viên Trung tá Ford đang tiến hành đo đạc để phục vụ cho Hội Địa lý Hoàng gia Anh ở các vùng hồ đầm dọc hai bờ con sông thuộc nơi tiếp giáp giữa các nước Peru, Bolivia và Brazil (cách địa điểm thám hiểm trên vài trăm km) thì nghe cư dân ở đó nói họ đã nhìn thấy “dấu chân của một con vật khổng lồ nào đó. 

Ford nói rằng, ở khu vực biên giới xa hơn về phía Nam giữa Peru và Bolivia, ông đã từng nhìn thấy những dấu chân để lại của một loài vật chưa biết là con gì.

(Đón đọc kỳ tới: Những vụ chứng kiến sự xuất hiện của khủng long)

Đọc thêm