Liên tiếp nhiều vụ chứng kiến kỳ lạ
Một vụ việc kỳ lạ xảy ra vào tháng 10/1848 khi các thủy thủ trên con tàu hộ vệ có là “Sứ mệnh” đều mục kích sự việc. Bấy giờ, họ đang trên đường biển từ mũi Hảo Vọng (thuộc châu Phi) trở về Anh. Ngày 4/10, họ đến về đến một cảng biển thuộc Anh nhưng chưa rời tàu. Sau đó không lâu, không rõ ai đã loan tin, một vài nhà báo đã lên tàu để thu lượm tin tức về việc thuyền trưởng và các thủy thủ đã trải qua 20 phút nhìn cảnh quái vật rắn biển.
Vị chỉ huy hải quân đã ra lệnh cho Peter Mukeh là thuyền trưởng lựa chọn một trong hai cách: phủ nhận chuyện đã xảy ra hoặc là phải kể lại cho đúng. Ngày 11/10, thuyền trưởng Mukeh đã viết bức thư cho tướng Kenchi là tư lệnh hạm đội, kể lại sự việc này. Về sau, bức thư được đăng trên “Sông Theme London”.
Ông và các sĩ quan khác, cùng các thủy thủ đã nhìn thấy: “Một con rắn khổng lồ, nó ngóc đầu cao hơn mặt biển chừng 1,5m... Nó dài đến 20m”. Tuy nhiên, họ đều không nhìn rõ nó bơi như thế nào, mặc dù lúc đó nó rất gần con tàu. Ông Mukeh nói rằng: “Nếu nó cũng như một con tàu thân quen, thì tôi sẽ rất dễ nói ra được các đặc trưng. Đằng này, ai nấy đều sửng sốt, việc miêu tả lại chỉ là thông qua trí nhớ đã bị sự sửng sốt ấy lấn át”.
|
Đại dương bao la, vô cùng vô tận chứa đựng trong lòng nó nhiều bí ẩn về quái vật khổng lồ mà khoa học cũng khó lý giải thuyết phục |
Ông này còn cung cấp thêm, con rắn đó di chuyển với tốc độ từ 20-25 km/giờ; trong 20 phút quan sát bằng ống nhòm, các thủy thủ đoàn không thấy nó lặn xuống lần nào. Nó to chừng 40cm, đầu rất giống đầu rắn. Nó không có vây, nhưng có cái gì đó giống như bờm ngựa hoặc giống như hải thảo vắt vẻo ở trên lưng.
Sau đó không lâu, tạp chí “Các nhà động vật học” đã đăng bài bút ký của thượng uý hải quân Ed Damond là một người cũng nhìn thấy hôm đó. Lời miêu tả của ông căn bản phù hợp với ông Mukeh ngoài một chi tiết sau đây. Ông cho rằng cái giống như “bờm ngựa” trên lưng con vật, trông tựa như là vây. Mười năm sau, có một sĩ quan viết thư cho tờ “Sông Theme London” rằng, con vật ấy rất giống con thằn lằn, không giống con rắn “vì động tác của nó rất vững và thăng bằng như là nhờ vào vây để đưa thân mình di chuyển chứ không nhờ vào sóng nước đưa đi”.
Những lời này đã gây xôn xao dư luận. Những người vốn không tin là có quái vật rắn biển thì hoang mang, vì đây là tuyên bố của một sĩ quan Hải quân Anh có danh tiếng, giàu kinh nghiệm. Ngay lập tức, họ yêu cầu các nhà khoa học cần có lời giải thích thỏa đáng. Có một cách giải thích là, thuyền trưởng Mukeh và các thủy thủ đã nhầm một đám hải thảo là con vật kỳ lạ kia. Nhà giải phẫu học Richard Owen cho rằng, các thủy thủ đã nhìn thấy một con hải báo lớn. Còn các chi tiết “không giống như hải báo kia là do lúc đó họ quá hưng phấn mà tưởng tượng, hư cấu thêm vào.
Đọc được tin tức này, ông Mukeh can đảm viết một bài cho tờ báo “Sông Theme London” biện hộ cho mình và các thủy thủ, phản đối giải thích của giáo sư danh tiếng Owen. Trước đó, Owen không chỉ là một nhà khoa học mà đồng thời là cố vấn cho hải quân về những vấn đề quái vật rắn biển, ông cho rằng con vật ấy không đáng tin, như chuyện không tin linh hồn vậy. Ông Mukeh tin chắc rằng, các tình tiết mình đã chứng kiến cuối cùng sẽ được thừa nhận. Tuy rằng rất nhiều báo cáo về quái vật rắn biển đều khai thác được từ những người trung thực đáng tin, song gíới khoa học ủng hộ vấn đề này ngày càng ít đi.
Còn một điều nữa lạ nữa là, nếu đúng là có quái vật rắn biển thì tại sao xưa nay chúng chưa bị mắc cạn bao giờ? Không thì xác của chúng sẽ là bằng chứng rất xác đáng để làm rõ bí ẩn này. Rõ ràng, điều này rất có giá trị, nhưng giải quyết được lại là điều cực kỳ khó khăn. Mặt khác, khi phát hiện được các xác con vật không bình thường, các nhà khoa học đôi lúc từ chối kiểm nghiệm, vì ở họ vốn có thái độ phủ định đối với quái vật rắn biển rất mạnh.
Hơn nữa, dù có kiểm nghiệm xác động vật, thì kết luận cuối cùng thường chỉ là một số động vật biển đã biết đến. Điều này càng làm giảm độ tin cậy về sự tồn tại của quái vật rắn biển. Năm 1892, ông Ottoman đã cho xuất bản cuốn sách quan trọng của mình: “Quái vật rắn biển khổng lồ”. Ông này đã phân tích toàn diện, tỉ mỉ về những quái vật rắn biển từng được phát hiện.
Điều này lại một lần nữa gây sự quan tâm chú ý đến điều bí ẩn sắp bị lãng quên. Nhà động vật học người Hà Lan đáng kính này đã nêu ra 187 vụ việc trong cuốn sách dày 591 trang, để rồi cuối cùng ông kết luận rằng, những quái vật rắn biển mà người ta đã mục kích, thực ra chỉ là những con hải báo cổ dài cỡ đại mà thôi.
Thực hư những quái vật hồ Loch Ness, thằn lằn Cadboro?
Năm 1933, thông tin về quái vật khổng lồ xuất hiện ở hồ Scotland đã gây chấn động dư luận. Trên thực tế con thủy quái hồ Loch Ness đúng là đã gây chú ý cho toàn thế giới. Có một thời truyền thuyết về hồ Loch Ness lại làm cho các nhà khoa học và nhiều người khác nghĩ đến điều bí ẩn chưa được khám phá về quái vật rắn biển.
Năm 1933, vùng biển ven bờ tỉnh Brittish Colombia (thuộc Canada) xảy ra một chuỗi vụ việc quái vật rắn biển xuất hiện. Trước kia ở vùng này cũng từng thấy có quái vật rắn, sớm nhất là vào năm 1897, tuy nhiên thông tin về hồ Loch Ness đã làm người ta lại phải quan tâm đến thủy quái. Cách đây không lâu, con vật được phát hiện ở Canada này được đặt tên là “Thằn lằn Cadboro” (Cadboro là tên vịnh). Ít lâu sau “Thằn lằn Cadboro” được gọi là Caddy.
Vụ việc được thông tin rộng rãi đầu tiên về Caddy xảy ra vào tháng 10/1933. Một trong những người phục kích đáng tin cậy là Thiếu úy Rank. Ông là cố vấn pháp luật, và là một quan chức của chính quyền tỉnh Brittish Colombia. Chiều hôm ấy, khi đang lái chiếc thuyền một buồm của mình đi qua quần đảo Chatham, Rank nhìn thấy một con rắn nâu có ánh xanh lục, mình có hình răng cưa và “mỗi đốt to bằng một con Những voi”. Ông ước đoán con rắn dài độ 25m.
Theo lời của các nhà điều tra vài năm sau đó, thì năm 1937, những người săn cá voi đã giết được một con cá diên hương ở vùng biển thuộc phía Bắc tỉnh Brittish Colombia. Mổ bụng con cá diên hương ra, thấy có một động vật tựa như rắn, dài 8m đang bị tiêu hóa dở dang. Đầu nó giống đầu ngựa, lưng có nhiều cục lồi lên. Họ vứt xác con thú lạ lùng ấy xuống biển.
Những thông tin đại loại như thế đã làm hai nhà khoa học thấy hào hứng. Họ là ông Jonh Narum, nhà hải dương học của Đại học Brittain Colombia, và ông East Tax, nhà sinh vật học hải dương của Viện Bảo tàng hoàng gia Brittain Colombia. Nhiều năm qua, hai ông đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, cho đến năm 1992, họ đã thực sự tin rằng đúng là có rắn biển khổng lồ. Hai nhà khoa học cũng đã phát biểu chính thức trong hội nghị của Học hội các nhà động vật học Mỹ để trình bày quan điểm của mình.
(Kỳ tới: Có hay không thủy quái xuất hiện ở vịnh Chesapeake?)