Người gây ra“hố tử thần” làm chết hai bé trai có thể bị phạt tù đến 10 năm

(PLO) - Hành vi khai thác đất trái phép của một cá nhân, sự thờ ơ với sai phạm của chính quyền địa phương đã khiến hai bé trai chết oan. Dưới góc nhìn của Luật sư, vụ việc cần phải sớm đưa ra pháp luật để nghiêm trị đối tượng phạm pháp.
Hiện trường vụ án
Hiện trường vụ án
Luật sư Phạm Kỳ Dương - Công ty Luật hợp danh Anh Vũ nêu quan điểm của vụ án:
"Ông Thưởng có thể bị phạt tù đến 10 năm"
Theo thông tin phản ánh trên báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Văn Thưởng đã có hành vi khai thác đất trái phép và đã bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính về hành vi này. Trước khi xảy ra sự việc 02 cháu bé bị ngã xuống hố nước thì ông Thưởng lại tiếp tục khai thác đất (cụ thể là ông Thưởng đã đưa máy xúc đến xúc đất ở cạnh vườn nhà anh Duyệt). Vậy ở đây cần phải kiểm tra xem việc ông Thưởng khai thác đất ở cạnh vườn của ông Duyệt có giấy phép không.
Ông Phạm Kỳ Dương - Công ty Luật hợp danh Anh Vũ nêu quan điểm vụ án
Ông Phạm Kỳ Dương - Công ty Luật hợp danh Anh Vũ nêu quan điểm vụ án
Trường hợp ông Thưởng không có giấy phép khai thác đất hoặc có giấy phép nhưng khai thác không đúng với nội dung giấy phép mà gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi của ông Thưởng có dấu hiệu phạm tội: “Vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên” theo quy Điều 172 BLHS.
Hậu quả của việc khai thác đất trái phép đã làm cho 02 cháu bé tử vong, đây là tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại Khoản 2 Điều 172 BLHS (gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) với mức phạt tù từ hai năm đến mười năm.
Trong trường hợp ông Thưởng có giấy phép khai thác đất và khai thác đúng theo nội dung của giấy phép thì hành vi của ông Thưởng không cấu thành tội: “Vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên” theo quy định tại Điều 172 BLHS.
Tuy nhiên việc ông Thưởng đào hố xúc đất (sâu 3m), có chứa nước ở bên trong và không làm hàng rào bảo vệ dẫn đến việc 02 cháu bé tử vong có dấu hiệu của tội: “Vô ý làm chết người” theo Điều 98 BLHS do ở đây khi đào hố lấy đất và lại ở cạnh ao thì ông Thưởng phải biết rằng với độ sâu 3m và có nước ở dưới thì nếu như có ai ngã xuống thì hậu quả chết người sẽ xảy ra.
Do đó, sau khi đào hố thì ông Thưởng phải dựng hàng rào để tránh trường hợp có người ngã xuống thế nhưng ông Thưởng đã ko làm việc đó.
Việc chính quyền địa phương chậm trễ trong quá trình xử lý hành vi khai thác đất của ông Thưởng cũng cần phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân trong việc để tồn tại hố đất gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân.
Luật sư Nguyễn Khắc Bảo - Trưởng văn phòng luật sư Mỹ Đức, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết :
Phải tính đến cả trách nhiệm Dân sự và Hình sự
“ Theo thông tin PLVN đã đưa, ông Lê Văn Thưởng đã vi phạm, ông Lê Văn Thưởng sẽ phải chịu cả trách nhiệm hình sự và dân sự.”
Ông Bảo cho rằng việc làm của ông Thưởng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.
 Ông Bảo cho rằng việc làm của ông Thưởng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.
“Theo điều 610 bộ luật Dân sự, ông Lê Văn Thưởng sẽ phải chịu chi phí hợp lý cho việc mai táng:  Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.”
“Cùng với đó ông Thưởng sẽ phải chịu một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân của hai bé bị thiệt mạng. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
“Ông Lê Văn Thưởng còn bị truy tố trách nhiệm Hình sự theo Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Với hành vi này, ông Thưởng có thể bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng, phạt tù từ  theo khung hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội./.

Đọc thêm