Những trận mưa kì lạ
Một vài báo cáo hiếm hoi kể về những trận mưa lúc trời quang mây tạnh, ví dụ vào tháng 10/1886 ở thành phố Charlotte bang Bắc Carolina ở giữa khoảng cách của hai cây lớn có một khoảng đất hẹp, thế nhưng trong 3 tuần liền, buổi chiều nào cũng có mưa ở khoảng đất đó bất kể trên trời có mây hay không.
Một nhân viên thuộc bộ đội thông tin lục quân Mỹ đã đến điều tra và tỏ ra vô cùng kinh ngạc vì tin đưa trên báo hoàn toàn đúng sự thật. Tờ “Nhìn lại tình hình khí tượng hàng tháng” số tháng 10 năm đó đã viết: “Ngày đầu tiên mưa hai đợt vào 16h47 và 16h55 chiều, lúc đó trời vẫn nắng chang chang”.
Ngày hôm sau anh lại đến 16h25: “Trời cũng cao xanh không gợn một bóng mây” nhưng hôm sau mưa nhỏ hơn. Đôi khi mưa chỉ thu gọn trong bán kính hẹp 0,7 km, mà thông thường lọt vào vùng ở giữa có hai cây to, nhất là trong trường hợp mưa nhỏ. Bộ đội thông tin cử người đi tiếp tục điều tra thì mọi việc dừng lại, trời đột ngột tạnh mưa.
Vào tháng 10 năm đó ở thành phố khác ở bang Nam Carolina cũng xảy ra những trận mưa tương tự. Trời quang đãng không một gợn mây thể mà mưa suốt từ sáng đến tận tối ở giữa khoảng hai ngôi mộ trong nghĩa trang thành phố, mặc dù quanh đó lại chẳng có lấy một giọt mưa nào. Hàng năm người dân thành phố đã đến chứng kìến chuyện này.
Giới khoa học thường giải thích trận mưa đột ngột giữa trời quang mây tạnh là do gió thổi những đám mây mưa từ nơi khác đến, nhưng lại không thể trả lời được vì sao ở đó lại mưa đi mưa lại và chỉ mưa trên một khoảng đất hẹp.
Băng từ trên trời rơi xuống
Đêm mồng 2/9/1958, ông Dominic Basilgoliup đang ở trong nhà mình tại thành phố Madison bang New Jersey. Từ trên chiếc ghế trong nhà bếp, ông đứng dậy, vừa đi được mấy bước, thì bỗng cả mái nhà sập xuống, may mà ông thoát chết, nhưng bị một phen sợ khiếp vía. Ông nhìn ra xung quanh thì mới vỡ lẽ ra là có một cục băng nặng khoảng 85 kg, rơi đúng nóc nhà ông, sau khi rơi xuống nền bếp thì nó vỡ thành ba mảnh.
Đêm hôm đó, trời chẳng hề nổi giông tố, nhưng đứa con trai 14 tuổi của ông nhận thấy một sự việc là trước khi cục băng rơi xuống thì có hai chiếc máy bay hành khách bay qua Tuy nhiên, nhân viên ở sân bay cho bìết trên hai chiếc máy bay đó không hề chở nước đá. Cá nhà khí tượng học ở Trường đại học gần đó cho biết điều kiện khí tượng lúc đó không thể tạo ra những cục băng to như vậy. Vậy thì khối băng đó từ đâu mà ra?
Băng từ trên trời rơi xuống là hiện tượng thường gặp trong ngành khí tượng nhưng cũng là một bí ẩn mà người ta chưa giải thích được.
Các chuyên gia khí tượng thường giải thích rằng trên bề mặt máy bay thường hay bị đóng băng. Nhưng cách giải thích này chưa được người ta tin, vì máy bay hiện đại đã được lắp hệ thống tăng nhiệt điện tử, hoàn toàn có khả năng chống hiện tượng đóng bảng trên bề mặt thân và cánh máy bay. Hơn nữa theo lý luận của Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ, thì ngay cả máy bay kiểu cũ chưa được trang bị hệ thống tăng nhiệt điện tử, do đặc điểm kết cấu tự thân, cùng với trạng thái bay nhanh, nên rất ít có khả năng đóng băng.
Một điều quan trọng hơn theo báo cáo thì cục băng rơi xuống vừa nặng vừa to ngoài sức tưởng tượng như thế, nếu máy bay phải mang nó trên mình thì đã xảy ra tai nạn rơi máy bay rồi.
Những ghi chép về hiện tượng băng rơi
Trong thực tế thì hiện tượng băng rơi đã được báo cáo trước khi loài người phát minh ra máy bay rất lâu. Ví dụ vào cuối thế kỷ XVIII, người ta đã biết có vụ cục băng to bằng con voi rơi xuống ở Sauringapatan, Ấn Độ. 3 ngày sau khi rơi xuống đất, cục băng đó mới tan hết, nhiều bản báo cáo về băng rơi rất khó tin.
Trong một số ra năm 1949, tờ “Triết học mới” ở Edinburg đưa tin; vào một đêm tháng 8 tại trang trại ở Scotland đã rơi từ trên trời xuống một tảng băng kích thước 6m x 6m. Một người nông dân là Moffat báo cáo rằng khi cục băng đó rơi xuống thì trên trời vang lên tiếng sấm.
Kết quả kiểm nghiệm đối với tảng băng đó cho thấy, chỉ có một vài chỗ hơi đục còn toàn bộ tảng băng đó hầu như trong suốt như thủy tinh. Thực chất nó được cấu tạo từ rất nhiều cục nước đá nhỏ có kích thước không đồng nhất, giống như những viên hạt xoàn ghép với nhau rất khít.
Một số mảnh thiên thạch được tìm thấy. |
Những người tham gia thí nghiệm cũng không có cách nào xác định được trọng lượng của nó. Người ta chúc mừng gia đình nhà Moffat đã không bị cục băng đè chết, một điều kỳ lạ là ngày hôm đó không hề xảy ra mưa đá hay tuyết rơi gì cả.
Ngày 26/12/1950, một người Scotland khác đang lái xe chạy trên đường gần thì bất chợt một tảng băng rất to rơi xuống trên đường phía trước đầu xe. Khi cảnh sát đến hiện trường, chỉ còn nhặt được những mảnh băng vụn, đem cân thấy nặng đến 60 kg.
Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ băng rơi xảy ra ở nước Anh trong khoảng thời gian từ tháng 11/1950 đến tháng 1/1951 mà thôi. Còn ở nước Đức năm 1951 đã xảy ra một bi kịch. Một tảng băng dài 2m, dày 20cm đã rơi đúng một người thợ mộc đang làm việc trên nóc nhà, khiến cho anh bỏ mạng. Tháng 2/1965, một cục băng nặng 25kg rơi xuyên qua nóc nhà xưởng của nhà máy luyện dầu Phillip tại bang Utah.
Một điều lý thú là trong tài liệu lưu trữ thì nhũng cục mưa đá lớn nhất chỉ nặng hơn 4kg một chút, còn kích cỡ vào khoảng l0cm. Mưa đá được tạo thành do nước mưa bị gió hoặc các luồng khí thổi lên cao gặp lạnh đóng thành băng; còn băng rơi là trường hợp những khối băng lớn rơi xuống khi trời quang mây tạnh.
Cuộc điều tra của các nhà khoa học
Một trong những vụ băng rơi được nghiên cứu kỹ nhất do nhà bác học người Anh John A.Phew công bố vào năm 1973. Ngày 2/4/1973, khi John A.Phew đang chờ xe ở một ngã tư tại thành phố Manchester thì nhìn thấy một vật thể rất lớn rơi xuống mặt đường và vỡ vụn ra thành nhiều mảnh.
Ông nhặt một cục to nhất lên xem, đem cân được 1,8 kg, ông lập tức về nhà, cho cục băng vào tủ lạnh bảo quản. Ông cho biết, kết quả kiểm nghiệm sau này đối với cục băng đó khiến ông rất ngạc nhiên, vì rõ ràng là nó hút nước từ trong mây, nhưng quá trình hình thành của nó thì không thể nào giải thích được. Bởi có điểm giống như cục mưa đá, nhưng có những nét lại không.
Không nhất thiết lần băng rơi nào cũng có mối liên hệ nhất định với hiện tượng khác. Nhưng lần băng rơi đó được John nhấn mạnh rằng, nó xảy ra cùng lúc với một hiện tượng kỳ lạ khác, “một tia chớp lòe xảy ra trước khi băng rơi 9 phút”.
Nhiều người khác cũng cho biết băng rơi hay gắn liền với sấm chớp, mà chỉ chớp có một lần rất sáng. John cho biết trong ngày hôm đó trên khắp nước Anh còn có một số hiện tượng lạ về khí tượng nữa, kể cả phong ba bão tố, còn ở Manchester thì sáng hôm đó có tuyết rơi, tuy nhiên lúc băng rơi thì trời lại quang, còn buổi tối hôm đó thì vừa mưa vừa có tuyết rơi. Tuy nhiên John đã không thể nêu ra kết luận gì về mẫu băng ông nhặt được.
Một vụ băng rơi khác xảy ra vào năm 1957 ở một trang trại thuộc vùng Burwell bang Pennsylvania. Lúc chập choạng tối 30/7, chủ trang trại là Edven bỗng nghe một tiếng “rẹt”. Một vật thể màu trắng óng ánh rơi vùn vụt xuống ngay cảch chỗ ông đúng có mấy mét và vỡ thành nhiều mảnh. Vật thứ hai rơi vào bồn hoa ngay cạnh chỗ ông và bà vợ đang đứng, vật đầu là cục băng nặng khoảng 25 kg, vật thứ hai chỉ bằng một nửa vật thứ nhất.
Hai vợ chống chủ trang trại lập tức thông báo vụ việc cho nhà khí tượng học ở thị trấn Reading gần đó, người này lại nhờ người đồng nghiệp là Menkend Vector giải thích hiện tượng này.
Cục băng đó màu trắng, dường như được tạo thành với tốc độ đông lạnh rất nhanh trong đó có lẫn nhiều vật thể ở dạng trầm tích ví dụ bụi bặm, rong tảo... khối băng được kết hợp bởi rất nhiều hạt băng nhỏ với kích thước mỗi hạt khoảng 4cm. Điểm khác với hạt mưa đá, là hạt mưa đá không bao giờ chứa các vật thể trầm tích.
Kết quả phân tích hóa học cho biết, trong băng rơi có hàm lượng sắt và nitrat kali, hai thành phần này thường xuyên có trong nước trên mặt đất khi bị đóng băng nhanh.
(Còn nữa)