Những thần đồng "chết yểu" - (Bài 7): Tuột mất giải Nobel vì kiêu ngạo quá mức

(PLVN) - Dù sở hữu trí tuệ hơn người nhưng Tạ Ngạn Ba mãi mãi không thể chạm tay vào giải thưởng Nobel. Không chỉ vậy, ông còn bị đuổi về Trung Quốc khi đang học tập dở ở Mỹ. Nguyên do bởi EQ của ông quá thấp.
Tạ Ngạn Ba vào Đại học khi chỉ mới 11 tuổi.
Tạ Ngạn Ba vào Đại học khi chỉ mới 11 tuổi.

EQ là viết tắt của Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số cảm xúc, và đôi khi cũng được gọi là Emotional Intelligence (EI) - trí tuệ cảm xúc.

Vào Đại học năm... 11 tuổi

Tạ Ngạn Ba sinh ra trong một gia đình trí thức. Cha của cậu giảng dạy bộ môn Vật lý tại trường Cao đẳng Y tế Hồ Nam. Từ nhỏ, Tạ Ngạn Ba đã bộc lộ trí tuệ hơn người. Mới học lớp 1, Tạ đã biết làm toán dành cho lớp 5. Thấy con trai thông minh, ông Tạ liền hướng dẫn con tự học. 

Mỗi sáng, Tạ Ngạn Ba thức dậy lúc 6h15, tập thể dục 10 phút rồi đi học. Khi tan học ở trường, Tạ sẽ ngồi làm hết bài tập. Đến tối sau khi ăn uống xong thì nghỉ ngơi thư giãn ít phút rồi lại học tiếp. Đúng 20h30, cậu lên giường ngủ. Mỗi ngày, Tạ Ngạn Ba đều đọc sách hơn 5 tiếng đồng hồ. 

Bằng cách này, Tạ Ngạn Ba đã tự học xong chương trình trung học cơ sở khi mới lên lớp 3. Năm lớp 4, Tạ hoàn thành các chương trình Vật lý, Toán học, Hóa học ở bậc trung học phổ thông. Lên lớp 5, thần đồng này học sang Hình học và giải tích ở bậc đại học. 

Thời điểm tốt nghiệp tiểu học, Tạ Ngạn Ba đã tham gia cuộc thi Toán học của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hồ Nam và giành ngôi vị Á quân. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc sau đó cử người đến phỏng vấn Tạ Ngạn Ba và xác nhận dù mới 11 tuổi nhưng cậu đã có kiến thức môn Toán tương đương sinh viên năm nhất, các môn khác đều ở trình độ cấp 3.

Thiên tài Tạ Ngạn Ba.
Thiên tài Tạ Ngạn Ba.  

Quá ấn tượng trước tài năng của thần đồng, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã quyết định nhận cậu vào học, trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất trường. Tạ Ngạn Ba sau đó xuất sắc tốt nghiệp đại học và được nhận vào làm nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý Lý thuyết, trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. 

Năm ấy, Tạ Ngạn Ba mới chỉ 15 tuổi. Thành tích này khiến cậu trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất Trung Quốc. Tháng 12/1987, Tạ chính thức nhận bằng Thạc sĩ. Sau đó, Tạ Ngạn Ba sang Mỹ du học bậc Tiến sĩ tại Đại học Princeton. Lúc đó người dân Trung Quốc đều tin rằng trong tương lai, Tạ chắc chắn giành giải Nobel danh giá.

Tan vỡ giấc mộng

Năm 1978, với việc nối lại kỳ thi tuyển sinh đại học, “Lớp thiếu niên thiên tài” của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ra đời, với 30 sinh viên đầu tiên trong đó có Tạ Ngạn Ba. Lúc này không chỉ riêng người dân Trung Quốc mà dư luận thế giới đều đổ dồn sự chú ý, tò mò về nhóm trẻ thiên tài này. Chẳng mấy chốc mà hàng loạt bài báo về tài năng của những đứa trẻ thiên tài tràn ngập truyền thông Trung Quốc. 

Khi đó, dư luận Trung Quốc chỉ quan tâm tới khả năng thiên bẩm của “Lớp thiếu niên thiên tài” mà không để ý tới các khía cạnh khác về đời sống của họ. Trong bức thư cha mẹ của Tạ Ngạn Ba gửi đến trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã nói rằng, ở nhà bố của cậu bé thậm chí còn phải cắt tóc và mặc quần áo cho con mình.

Trên thực tế, do các học sinh trong “lớp học thiên tài” này chưathành niên, chưa biết chăm sóc bản thân nên việc ngâm sữa, luộc trứng cho các em cũng là công việc hàng ngày của các cô giáo. Những cô giáo này thực sự vừa là thầy vừa là cha mẹ. 

Thêm vào đó, vì danh hiệu “thiên tài”, những đứa trẻ này gần như bị tước đoạt hoàn toàn cuộc sống của một đứa trẻ bình thường. Những trò chơi đáng lẽ thuộc về chúng cũng vô hình trung bị tước đoạt, thay vào đó chúng không ngừng học tập, phân tích và thử nghiệm. Điều đó dẫn đến việc những học sinh này không dễ dàng hòa đồng với bạn bè. 

Sau khi tuột mất giải Nobel vì thói kiêu ngạo, sự nghiệp của Tạ Ngạn Ba chững lại, hiện tại anh chỉ là một giảng viên bình thường.
Sau khi tuột mất giải Nobel vì thói kiêu ngạo, sự nghiệp của Tạ Ngạn Ba chững lại, hiện tại anh chỉ là một giảng viên bình thường. 

Bởi vì “Lớp học thanh niên thiên tài” quá chói sáng, họ đã sống cùng sự tung hô và kỳ vọng từ gia đình, thầy cô và truyền thông. Các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó đã đưa tin rất nhiều về họ. Những bài báo, tin tức không có gì khác ngoài việc nói lên chỉ số IQ và hiệu suất của họ nổi bật như thế nào.

Còn về phần Tạ Ngạn Ba, Khi còn nhỏ, ông không thích nói chuyện với mọi người. Mẹ của thần đồng này kể lại, khi mới biết nói, Tạ Ngạn Ba thường không xưng từ “tôi, con” mà hay xưng hô hẳn tên của bản thân. Chẳng hạn như “Ngạn Ba đói”, “Ngạn Ba muốn ăn”... thay vì “Con đói, “Con muốn ăn”. Mẹ của Ngạn Ba từng rất lo lắng về điều này nhưng bố của ông thì cho rằng sau này lớn lên cậu sẽ thay đổi. 

Tuy nhiên, đến tuổi đi học, Tạ Ngạn Ba không mấy hòa đồng với bạn bè. Khi giáo viên hỏi chuyện, thần đồng này cũng chẳng thèm trả lời. Rất nhiều lần giáo viên đã mời phụ huynh Tạ Ngạn Ba lên trường để trao đổi nhưng mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Bố của Tạ Ngạn Ba chia sẻ: “Vì nó không thích nói chuyện nên ngại mở lời trước với mọi người. Có lẽ sau này nó sẽ năng động hơn”. 

Trong thời gian du học tại Mỹ, Tạ Ngạn Ba may mắn được Giáo sư Phillip Anderson, người từng đoạt giải Nobel năm 1977 về Vật lý dìu dắt. Trước đó, Ngạn Ba từng muốn học Tiến sĩ tại Trung Quốc nhưng không thành bởi mâu thuẫn với giáo sư hướng dẫn. Vì lẽ đó nên anh ta mới bay sang Mỹ học.

Tuy nhiên Tạ Ngạn Ba lại một lần nữa xích mích với giáo sư của mình. Anderson ban đầu rất quý mến Ngạn Ba nhưng sau đó ngày càng khó chịu với tính cách kiêu ngạo quá mức của thần đồng. Những mâu thuẫn giữa cả hai cứ thế đẩy lên cao trào.

Một ngày nọ, Giáo sư Anderson bác bỏ luận điểm của Tạ Ngạn Ba và yêu cầu anh sửa lại luận văn. Người bình thường sẽ lịch sự hỏi giáo sư hướng dẫn xem mình sai ở đâu, cần sửa những gì nhưng Tạ lại khác. Anh ta nhiều lần chạy đến nhà Giáo sư Anderson vào đêm muộn để tranh cãi ầm ĩ.

Thời điểm đó xảy ra vụ án một giáo sư người Mỹ bị sinh viên Trung Quốc giết hại. Lo sợ những hành vi cực đoan của Tạ Ngạn Ba nên Giáo sư Anderson đã yêu cầu trục xuất thần đồng này về nước. Đại học Khoa học và Công Nghệ Trung Quốc sau đó cũng đồng ý để thần đồng này trở về. Giấc mơ Nobel cũng chấm dứt từ đó. 

Trước đó, có tin đồn rằng Tạ Ngạn Ba đã đe dọa Giáo sư Anderson bằng súng lục hoặc trực thăng. Phóng viên hỏi để xác nhận thì anh ta phủ nhận: “Tôi không làm điều đó, tôi không có”. 

Sau khi nhận được quyết định đó, Tạ Ngạn Ba hoàn toàn rơi vào trạng thái tồi tệ, vầng hào quang xung quanh anh ta tan biến, kéo theo đó là sự thất vọng và thậm chí là khinh miệt. Tạ Ngạn Ba chưa bao giờ phải nếm trải thất bại nào lớn như vậy. Tuy nhiên, may mắn cho Tạ Ngạn Ba khi trở về nước đã 25 tuổi nên được mời làm giáo viênvới chức danh Phó Giáo sư Khoa Vật lý hiện đại của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc 

Giống như những người bình thường, anh ta kết hôn rất nhanh, không có tiền tiết kiệm và được chia một căn nhà nhỏ ở trong khu tập thể trường.Trong những rắc rối triền miên, Tạ Ngạn Ba mất gần 10 năm mới có thể chấm dứt giấc mơ về người đoạt giải Nobel trong quá khứ.

Đọc thêm