Thần đồng âm nhạc hiếm hoi
Ervin Nyiregyházi sinh ngày 19/1/1903 ở Budapest, ông là một trong những thần đồng âm nhạc đáng chú ý nhất trong lịch sử âm nhạc. Cha của Ervin là Ignácz - ca sĩ trong Dàn hợp xướng Opera Hoàng gia ở Budapest, ông ấy cũng rất động viên và quan tâm nhưng đã qua đời khi Ervin 12 tuổi.
Ervin đã sớm có những biểu hiện phi thường, cậu bé cố gắng hát trước khi được 1 tuổi, tái tạo các giai điệu một cách chính xác trước khi lên 2 tuổi và đây cũng là thời điểm cậu bé bắt đầu sáng tác các bản nhạc.
Năm lên 3 tuổi Ervin đã chơi hầu hết mọi bài hát mà cậunghe được một cách chính xác. Đến năm 7 tuổi, Ervin đã bộc lộ rõ rệt nhữngtài năng liên quan tới âm nhạc. Lên 8 tuổi, Ervin có vinh dự biểu diễn tại Cung điện Buckingham, Hoàng gia Anh, cùng nhiều hoàng gia khác, điều xưa nay hiếm đối với một người ở độ tuổi quá nhỏ như vậy.
10 tuổi, Ervin được một học viên âm nhạc danh tiếng tuyển thẳng và là sinh viên nhỏ tuổi nhất tại đây. Ervin trải qua thời niên thiếu với vô số buổi hòa nhạc hoành tráng trên khắp Trung Âu. Ông trình bày những tác phẩm độc tấu và concerto “siêu khó”, ngay cả với những nghệ sĩ tên tuổi đã thành danh. Ervin vươn lên thành một hiện tượng với nền âm nhạc thế giới.
Ervin năm 1923. |
Năm Ervin 12 tuổi, cha ông đột ngột qua đời. Bà Maria - mẹ Ervin là một người độc đoán và thực dụng nên không muốn ông theo đuổi opera và nhạc giao hưởng. Thay vào đó, bà thúc ép ông học piano tiêu chuẩn để đi biểu diễn kiếm tiền cho gia đình. Về sau này, Ervin tố cáo mẹ từng lạm dụng tình dục ông. Ervin cuối cùng tách khỏi mẹ mình. Ông cho biết cảm thấy mừng khi bà Maria bị bắt và chết trong một trại tập trung của phát xít.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông học ở Berlin. Và cũng vào năm 12 tuổi, ông đã thực hiện buổi hòa tấu của mình với Berlin Philharmonic. Ở tuổi thiếu niên, anh đã tổ chức các buổi hòa nhạc khắp Trung Âu, thường chơi các chương trình lớn gồm các tác phẩm solo và phối hợp khó nhất, khiến khán giả, nhà phê bình và nhạc sĩ phải kinh ngạc.
Vào mùa thu năm 1920, ở tuổi 17, Ervin đã gây ấn tượng mạnh ở New York và đã thu hút nhiều công chúng trên khắp nước Mỹ, trở thành một người nổi tiếng. Tuy nhiên, ngoài năng khiếu, mọi sự cố liên quan đến sự nghiệp của ông đều không được xử lý tốt.
Vào năm 1924, ông đã kiện người quản lý của mình là RE Johnston, với cáo buộc rằng ông đã bị các ca sĩ và nghệ sĩ khácphân biệt đối xử. Vụ kiện đã được giải quyết ngoài tòa án, nhưng Ervin đã bị đưa vào danh sách đen trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc. Không có nhiều người muốn hợp tác và làm việc cùng Ervin sau vụ kiện đó.
Nghèo khó và thất bại
Rơi vào “hố đen” sự nghiệp bởi chính cách hành xử của mình, Ervin tỏ ra vô vọng và không có khả năng đối phó với cuộc sống hàng ngày. Ông từ nhỏ đã được che chở và chăm sóc bởi cha mẹ mình, đến mức khi ông đến Mỹ vẫn không thể tự buộc dây giày hay tự cắt đồ ăn cho mình.
Khi không nhận được những lời mời biểu diễn, chẳng mấy chốc Ervin đã trở nên nghèo túng, đôi khi không có thức ăn và ngủ trên tàu điện ngầm hoặc băng ghế công viên. Ông chỉ chơi trong các dàn nhạc khách sạn, tại nhà tù, trong các buổi độc tấu riêng cho các băng đảng xã hội đen, trong các buổi hòa nhạc do cộng đồng Hungary tổ chức. Cuộc sống đã bắt ông vứt bỏ một Ervin Nyiregyházi đầy kiêu ngạo trước đây, trước cảnh khó khăn, ông đã nhận lời biểu diễn ở bất cứ nơi nào có thể để kiếm tiền.
Năm 1928, với 6 đô la trong túi, ông chuyển đến Los Angeles (Mỹ), nơi ông làm những công việc lặt vặt về âm nhạc cho các xưởng phim. Trải qua những năm 30 và 40 tuổi, ông vẫn sống trong cảnh nghèo khó, trở thành một người nát rượu và dành phần lớn thời gian của mình cho việc sáng tác, theo một phong cách đặc trưng cuối thời lãng mạn. Ông đã viết hơn 1.000 tác phẩm cho tới khi ông mất.
Nghệ sĩ piano Ervin Nyiregyházi. |
Mặc dù có thân hình thấp bé và nghèo khó nhưng tài năng và nhân cách của ông đã được rất nhiều người hâm mộ. Bạn bè và những người ngưỡng mộ của ông ấy có rất nhiều người nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ ở thế kỷ XX như: Rudolph Valentino và Harry Houdini, Gloria Swanson và Bela Lugosi, Jack Dempsey... cũng như nhiều nhạc sĩ hàng đầu thời nay.
Tuy nhiên, Ervin là một người luôn dằn vặt và tự hủy hoại bản thân. Bất chấp nỗ lực giúp đỡ của những người xung quanhvà thỉnh thoảng có những chuyến đi đến New York,châu Âu nhưngông vẫn không thể vực dậy sự nghiệp của mình. Cùng với thời gian, ông ngày càng trở xa lánhcông chúng. Năm 1946, ông đồng ý chỉ tổ chức một buổi biểu diễn ở Los Angeles nếu được phép ngụy trang bằng một chiếc mũ trùm đầu bằng lụa. Khi đó, ôngđược quảng cáo là “Mr. X - Nghệ sĩ dương cầm đeo mặt nạ”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự nghiệp nghệ sĩ dương cầm của ông chấm dứt. Ông sống trong những căn nhà trọ rẻ tiền, uống rượu và sáng tác. Ông có nổi một cây đàn piano, không luyện tập. Ervin thường xuyên đi du lịch đến New York, đến Texas và Mexico, đến châu Âu. Những chuyến đi của Ervin đôi khi để tìm kiếm bạn đồng hành, đôi khi để hồi tưởng lại những khoảng thời gian tốt đẹp hơn, đôi khi chỉ đơn giản là vì ông cảm thấy buồn chán.
Bởi vậy, không ngạc nhiên khi Ervin có một danh sách dài những tình nhân lâu năm và tình một đêm. Thậm chí, ông còn có tình cảm với cả những người phụ nữ đã có gia đình, cũng như gái mại dâm, nhân viên mát-xa và đôi khi còn có thể là cả đàn ông.
Ông kết hôn tổng cộng 10 lần và hiếm lần nào thực sự hạnh phúc. Một người vợ đã lạm dụng ông và cuộc chia ly của họ là “thức ăn” cho nhiều tờ báo. Ông còn ly dị một người vợ khác ngay sau đám cưới của họ vì cô ấy ngáp trong một buổi hòa nhạc. Một người vợ khác của ông bị đuổi đi vì là gái mại dâm và người nàyđã đánh cắp cuốn sách tiểu thuyết mà ông đang biên soạn với tựa đề “Sự thật cuối cùng”.
Năm 1972, một nhóm những người đam mê lịch sử piano đã tìm thấy Ervin và đã tổ chức một vài buổi hòa nhạc công khai cho ông. Vào năm 1974 và 1978, ông đã thực hiện một số bản thu âm cho International Piano Archives. Khi chúng được phát hành, phong cách piano độc đáo và mạnh mẽ cùng với câu chuyện cuộc đời đầy màu sắc của Ervin đã truyền cảm hứng cho một loạt sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông. Các cuộc phỏng vấn, các bài báo và tạp chí, phim tài liệu truyền hình. Tuy nhiên, sau đó ông đã từ chối những lời đề nghị béo bở để chơi ở Carnegie Hall và quyết không từ bỏ lối sống buông thả của mình.
Cuộc đời của Ervin giống như một bong bóng xà phòng,nhưng tài năng của ông không ai có thể phủ nhận. Ngay cả sau khi đã sống ẩn dật, cách chơi nhạc của ông cũng có thể làm kinh ngạc những đôi tai khó tính nhất.
Nhà soạn nhạc Arnold Schoenberg, sau khi nghe Ervin chơi đàn vào năm 1935 đã viết (trong một bức thư gửi cho Otto Klemperer) rằng Ervin là “một thứ gì đó hoàn toàn phi thường”, một nghệ sĩ dương cầm có “sự độc đáo đáng kinh ngạc và niềm tin” với một kỹ thuật “đáng kinh ngạc” và “vô song” cũng như “sức mạnh diễn đạt mà tôi chưa bao giờ nghe thấy trước đây”. Schoenberg viết: “Âm thanh mà anh ấy phát ra từ cây đàn piano là chưa từng có. Tôi chưa bao giờ nghe một nghệ sĩ piano nào như vậy trước đây”.