Nỗ lực gìn giữ và tìm “truyền nhân” cho những quầy sách cũ bên bờ sông Seine

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chính quyền Paris (Pháp) đang nỗ lực tuyển dụng nhằm lấp đầy chỗ trống tại những quầy sách cũ bên bờ sông Seine nhằm duy trì một nghề được xem là biểu tượng văn hóa quen thuộc của thành phố.
Những người bán sách cũ dọc bờ sông Seine.
Những người bán sách cũ dọc bờ sông Seine.

Làm vì đam mê

Nghề bán sách cũ, trong tiếng Pháp có tên là “bouquiniste”, được nhiều người xem là một những biểu tượng văn hóa quen thuộc của Thủ đô Paris, không thua kém gì Tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre hay Nhà thờ Đức Bà. Với nhiều du khách nước ngoài, đây chính là hình ảnh gợi nhớ nhất về Paris. Bên bờ sông Seine, vào những ngày không có mưa, hàng trăm ngàn quyển sách cũ, truyện tranh, bưu thiếp, bản đồ, tranh in thạch bản, tranh khắc khổ nhỏ, báo chí sưu tầm, áp phích quảng cáo...được bàn bán trong những chiếc hộp sắt màu xanh lá cây.

Theo số liệu chính thức của Hội đồng thành phố Paris, hiện có khoảng 300.00 quyển sách cũ đang được bán ở khu vực này. Nghề bán sách cũ bên bờ sông Seine được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo của Pháp. Theo các ghi chép, những người bán sách cũ đã bắt đầu buôn bán ở khu vực này trong khoảng 500 năm, bắt đầu từ thế kỷ 16.

Năm 1859, thành phố Paris đã cho phép những người buôn bán được phép dựng quầy hàng ở những điểm cố định, được buôn bán từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Dọc theo con đường này, Ernest Hemingway và vô số nhà văn khác đã đi dạo để đọc lại những cuốn sách hoặc thậm chí tìm kiếm cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm của riêng họ.

Khung cảnh đồng nhất của những chiếc hộp chứa hàng trăm ngàn cuốn sách là một trong những nét quyến rũ của Paris. Nhiều người sẽ cho rằng Paris và các bến sông của nó sẽ bớt ấm áp và hấp dẫn hơn đáng kể nếu không nhìn thấy những hộp sách tràn ngập các ấn bản hiếm và đã qua sử dụng được bày bán ở đây.

Năm 1992, bờ sông Seine với những quầy sách cũ của Paris đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và người ta nói rằng Sông Seine là “con sông duy nhất trên thế giới chảy giữa hai giá sách”.

Nhiều quầy bán sách đã đóng cửa từ sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát.Nhiều quầy bán sách đã đóng cửa từ sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Thế nhưng, cuộc sống của những người bán sách ở đây thì lại không được huy hoàng như vậy. Trong khi một số nghề có thể phất lên nhanh chóng thì nghề bán sách cũ, tương tự một số ngành nghề đặc biệt khác, chỉ hợp với những người đam mê.

Bởi, công việc việc này không sinh nhiều lợi nhuận,người quản lý cũng khó có thể làm giàu từ công việc của họ. Nghề này được duy trì lâu nay cũng một phần nhờ sự hỗ trợ của Hội đồng thành phố Paris. Cụ thể, những người quản lý các quầy sách cũ ở đây không chỉ được miễn thuế kinh doanh mà còn được miễn tiền thuê mặt bằng cùng một số chính sách ưu đãi khác.

Có điều, dù nhận được nhiều ưu đãi từ phía chính quyền nhưng nghề bán sách cũ ở Paris vẫn ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi sự lệ thuộc đáng kể vào du khách nước ngoài.Tình hìnhcàng trở nên nghiêm trọng hơn trong gần 2 năm qua, do tác động của đại dịch COVID-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số ngày có thể mở cửa của những cửa hàng sách cũ trở nên ít hơn.

Và, trong vài ngày ít ỏi mở cửa trong tuần, ngay cả vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất, các quầy bán sách cũ vẫn thưa vắng khách hàng. Điều đó khiến nhiều chủ quầy sách, kể cả những người yêu nghề, cũng đành phải gác lại đam mê để tìm một công việc khác để mưu sinh.“Ngay sau khi lệnh phong tỏa đầu tiên liên quan đến COVID-19 được dỡ bỏ ở Pháp, nhiều người dân địa phươngháo hức tìm đến và rất nhiệt tình mua sách.

Tuy nhiên, kể từ tháng 7, lượng sách tôi bán được ngày càng ít đi”, anh Laurent (một người đã bán sách được 4 năm) cho hay. Tương tự, cô Michelle cũng cho biết, việc kiếm sống bằng nghề bán sách cũ đang trở nên khó khăn hơn nhiều. “Trước đây, có nhiều khách du lịch ghé qua. Nhưng trong vài năm qua, số khách như vậy ít đi rõ rệt”, cô nói.

Trong bối cảnh đó, Hội đồng thành phố Paris những ngày qua đã phải đăng tin tuyển thêm người đứng bán tại các quầy sách hiện đang bị bỏ trống. Theo thống kê, trên quãng đường khoảng 3 km ở trung tâm thủ đô Paris đang có khoảng 900 hộp sắt ở 220 quầy sách nằm dọc hai bờ sông Seine. Trong số này, 18 quầy sách với 80 hộp sắt (tức gần 10% tổng số hộp sắt hiện có) đang bị bỏ trống.

Nỗ lực giữ một nghề đáng quý

Theo thông báo của giới chức Paris, những người muốn khai thác các quầy bán sách cũ đang bỏ trống không cần có bằng cấp hay điều kiện gì đặc biệt. Điểm quan trọng nhất mà ứng viên phải có là kiến thức về sách.

Ngoài ra, ứng viên cũng phải cam kết không biến quầy sách cũ thành cửa hàng bán các đồ lưu niệm khác bởi theo quy định hiện hành, chỉ có việc bán sách cũ mới được miễn thuế kinh doanh. Ban tuyển chọn của Hội đồng thành phố Paris sẽ duyệt toàn bộ các đơn đăng ký và kết quả sự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/3/2022. Các ứng viên được chấp nhận sẽ có giấy phép khai thác các quầy bán sách cũ ven bờ sông Seine.

Theo Hiệp hội các Nhà bán Sách cũ (ACBP) tại Pháp, nghề bán sách cũven bờ sông Seine chủ yếu thu hút những người thích đọc sách in bằng giấy chứ không phải là sách đọc trên máy tính bảng. Trong số này, có khá nhiều người trước kia là chủ các hiệu sách ở các nơi khác nhưng do khó khăn tài chính, họ không thể trả tiền thuê mặt bằng để kinh doanh. Lúc này, các quầy sách cũ ở ven bờ sông Seine là một giải pháp thay thế. Nhờ nghề này, họ vừa có thể thỏa mãn đam mê của mình vừa có sinh kế để có thể sống qua ngày.

Thông thường, các chủ quầy sách thường sưu tầm sách cũ để rồi bán theo sở thích cá nhân hay sở trường chuyên môn. Sau vài thập niên đứng quầy sách, có người trở thành chuyên gia về bưu thiếp hay bản đồ cổ, người thì trở thành chuyên gia về cẩm nang nấu ăn, sách hướng dẫn rượu vang hay ẩm thực...

Song, thời buổi ngày càng khó khăn khiến cho số lượng người theo được nghề ngày càng giảm. ACBP cho biết, trong số 220 nhà bán sách cũ, trong năm qua đã có hơn 20 người bỏ cuộc. Khoảng 10 người khác đã về hưu, khiến cho quầy sách của họ bị bỏ trống do không có ai tiếp nhận quản lý.

Theo Hội đồng thành phố Paris, việc tìm kiếm những người mới càng trở nên khó hơn khi trước đây, mỗi năm có khoảng 60 ứng viên nộp đơn xin khai thác các quầy sách cũ nhưng trong gần hai năm qua, do đại dịch COVID-19, số ứng viên mới chỉ khoảng 10 người. Độ tuổi trung bình của những người nộp đơn cũng ngày càng tăng lên, khiến cho triển vọng làm việc lâu dài của họ trở nên ít đi.

Nghề bán sách cũ không phải là một nghề dễ kiếm lời, chưa kể tới sự xuất hiện của các dịch vụ trực tuyến chuyên bán sách cũ hay báo chí sưu tầm gần đây. Tuy vậy, Hiệp hội các nhà bán sách cũ vẫn hy vọng rằng nghề này sẽ vượt qua khó khăn để có thể tồn tại...

Đọc thêm