Phải kiểm toán để dễ vay vốn

Nợ xấu của Ngân hàng (NH) đối với các khoản tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất thấp, nhưng thực tế các DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng NH. Kiểm toán (KT) độc lập được xem là cầu nối để NH và DN hiểu nhau hơn…

 Mặc dù nợ xấu của Ngân hàng (NH) đối với các khoản tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) rất thấp, nhưng thực tế các DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng NH. Kiểm toán (KT) độc lập được xem là cầu nối để NH và DN hiểu nhau hơn…

“Yếu, bé, lại … nhẹ cân”

 Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đại Lai, các DNNVV thường có những khó khăn mang tính “muôn thuở” bởi chính quy mô “nhỏ và vừa”. Thực tế hầu như DNNVV nào cũng “kêu” khó tiếp cận vốn NH. “Tiếng kêu nhiều khi mang tiếng “ai oán” như thật và trên thực tế cũng có thật!”- ông Lai phát biểu. 

Ảnh MH

Theo thống kế chưa đầy đủ, hiện nay ở VN có khoảng 450 nghìn DN thuộc các thành phần kinh tế, trong đó DNNVV chiếm khoảng 96%, DN siêu nhỏ chiếm 4%. Các DNNVV đóng góp gần 40% GDP cả nước. Nhìn chung, năng lực tài chính của các DNNVV còn rất hạn chế. Nhu cầu vốn của DNNVV cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Theo tính toán, bình quân mỗi D

NNVV đi vào hoạt động cần khoảng 2 tỷ đồng, số vốn cần huy động sẽ xấp xỉ cả triệu tỷ VND. Có nhiều kênh cung cấp vốn cho DNNVV, trong đó kênh vốn tín dụng NH là kênh trực tiếp quan trọng và là tổ chức trung gian tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và KT VN, trên thực tế nợ xấu của NH đối với các khoản tín dụng của DNNVV rất thấp, nhưng các DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng này. Nhiều NH rất dè dặt trong việc cho DNNVV vay vốn.

 Kết quả điều tra gần đây của Cục Phát triển DNNVV (Bộ KH&ĐT) cho thấy, chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận  được các nguồn vốn của NH; 35,25% khó tiếp cận, còn lại không thể tiếp cận…

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp

“Thực ra, bản thân các NH trước hết cũng là các DN và cũng vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì lẽ đó phải xem xét vấn đề tiếp cận vốn của DNNVV trên cơ sở mối quan hệ lợi ích giữa DN này với DN khác trong môi trường thị trường cạnh tranh chứ không thể theo thói quen lâu này người ta vẫn coi NH như là “cơ quan nhà nước”, thậm chí coi NH thương mại như là nơi “cửa quyền” ban phát vốn cho DN này mà không ban phát vốn cho DN khác…”- TS Nguyễn Đại Lai phân tích.

 Đồng tình với quan điểm này PPG.TS Đặng Văn Thanh cũng cho rằng giữa DNNVV và các NH vẫn còn một khoảng cách mà cả hai bên đều muốn thu hẹp trước hết là vì lợi ích mỗi bên. Để thu hẹp khoảng cách này, NH cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo đủ vốn cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Trong khi, tài chính của DN phải lành mạnh, minh bạch có độ tin cậy cao với NH, đảm bảo mọi khoản vốn và tài sản được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. “Báo cáo tài chính được KT, có ý kiến của KT sẽ là căn cứ, là bản chứng minh về độ tin cậy của DN để  NH quyết định cho vay vốn.”- ông Thanh khẳng định.

Theo TS Hoàng Văn Hạch, Chánh văn phòng Hiệp hội kinh doanh Vàng, khi NH bỏ tiền ra là rủi ro thường trực, kể cả khi NH và DN “hiểu” nhau. “Đành rằng tài chính phải minh bạch, DN cần được KT, song chính sách nhà nước đưa ra phải chuẩn!”- Ông Hạch đề nghị.

Một vấn đề khiến cho không ít DN băn khoăn là với gần 500 nghìn DNNVV thì với số lượng các Cty KT hiện nay (khoảng 160 công ty) cũng không “bao” hết được, chưa kể chất lượng của các báo cáo KT và thói quen sử dụng KT độc lập của nhiều DN…

Thanh Lan

Đọc thêm