Không chỉ mất quyền bình đẳng, phụ nữ Ai Cập hiện đại còn đang là nạn nhân sống trong địa ngục được tạo nên từ nhưng quy định ngặt nghèo cho người phụ nữ từ việc Ai Cập là một quốc gia Hồi giáo. Phụ nữ Ai Cập hiện đại hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt với tình trạng bị coi thường, quấy rối tình dục, hiếp dâm...
Tại Ai Cập có đến 99,3% phụ nữ từng bị quấy rối tình dục, theo một thống kê của Báo cáo về Phụ nữ Liên Hợp quốc năm 2003. Roger Anis, một phóng viên ảnh tại Cairo (Thủ đô của Ai Cập) đã từng bày tỏ rằng: “Là đàn ông nên tôi không phải đối mặt với hành vi lạm dụng, nhưng khi anh nhìn thấy bạn bè thân thiết của anh, rồi cô bạn gái của anh, hay thậm chí mẹ và chị gái của anh phải chịu tình cảnh đó, anh sẽ thấy được cảm giác bất lực”.
Khi quấy rối tình dục trở thành điều bình thường
Theo nghiên cứu của tác giả Michanna công bố trên Studymode cho biết vào những năm trước thập niên 80, đất nước Ai Cập có rất ít các vụ quấy rối tình dục xảy ra trên các đường phố. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80, phụ nữ Ai Cập đã trở thành là nạn nhân của quấy rối tình dục.
Tại đất nước Ai Cập, đạo Hồi là tôn giáo chính nên nạn nhân đã phải giữ im lặng, chịu đựng những tổn thương một mình. Đồng thời, vì luật lệ tố tụng quá nhiều rắc rối nên nhiều nạn nhân cũng đã chọn cách bỏ qua.
Tình trạng phụ nữ bị quấy rối đã ngày càng gia tăng, đã có báo cáo rằng có 83% phụ nữ Ai Cập phải đối mặt với quấy rối tình dục và 98% phụ nữ nước ngoài đến thăm Ai Cập cũng là nạn nhân. Có hơn 62% nam giới cho rằng họ đã tham gia làm những điều đáng xấu hổ và bị bỏ tù. Nhiều nước trên thế giới như Anh đã từng cảnh báo các công dân của mình, đặc biệt là phụ nữ phải hết sức cẩn thận khi đi trên các đường phố Ai Cập.
|
Phụ nữ Ai Cập xưa sống như một Nữ hoàng. |
Nguyên nhân mà họ bị quấy rối chỉ vì những lý do hết sức vô lý và đơn giản như việc các cô gái một chiếc áo hở tay, một chiếc váy, hay thậm chí một bộ trang phục hoa văn mà họ mặc khi ra đường.
Roger Anis đã quyết định bóc trần mặt tối này của xã hội Ai Cập thông qua một bộ ảnh nói lên chia sẻ của những người phụ nữ về bộ quần áo mà họ ao ước được khoác lên người.
Mai Hussein Badr (23 tuổi) chia sẻ: “Người Ai Cập ghét màu sắc tươi tắn, dù trông chúng rất trẻ trung. Tôi rất thích phối màu cho trang phục, và sẽ không có chuyện tôi dừng lại chỉ vì người khác ghét màu sắc... Dù vậy, tôi vẫn phải chọn những bộ đồ rộng thùng thình, phần vì chúng thoải mái, nhưng chủ yếu là chúng giúp tôi ít bị tấn công tình dục hơn trên phố. Nhưng tôi vẫn nghe những lời đàm tiếu không hay. Tủ đồ của tôi có vài bộ rất đẹp, nhưng nơi duy nhất tôi dám mặc chúng là khi ra biển”.
Amria Mortana (33 tuổi): “Tôi không sở hữu chiếc váy nào cả, dù đôi khi tôi cũng từng mơ được mặc chúng. Nhưng tôi sợ đường phố. Có lần tôi mua vài chiếc quần mới, trông chúng hoàn toàn bình thường. Nhưng thật không ngờ tôi vẫn bị người ta quấy rối. Ban đầu tôi không hiểu vì sao, nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng đó là vì màu sắc của chiếc quần.
|
Trong khi những cô gái Ai Cập hiện đại sống đầy bi kịch trong định kiến cay nghiệt của xã hội. |
Trên phố, người ta coi một cô gái không khác món hàng, họ thoải mái nhìn cố ta từ đầu đến chân như thể cô ấy là một thứ đồ trưng trong tiệm vậy. Thú thực tôi vẫn rất hoảng sợ khi nhớ về lần đó. Tôi cũng chẳng đủ sức để đứng lên chống lại những kẻ đã quấy rối mình”.
Những chia sẻ của Amria và Mai Hussein là những điều thường thấy, như tất cả phụ nữ ở Ai Cập ở mọi lứa tuổi, trình độ
trên phố. Các nhóm nữ quyền và nhiều học giả Ai Cập đã nghiên cứu và kết luận rằng tình trạng phụ nữ Ai Cập bị quấy rối, hiếp dâm ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Đặc biệt là tại các cuộc biểu tình có nhiều phụ nữ tham gia.
Và chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên vụ việc cô Lara Logan, phóng viên của đài CBS đã bị tấn công tình dục vào đêm 11/2/2011. Khi chế độ độc tài Hos¬ni Mubarak sụp đổ, đã có hơn 100.000 người ăn mừng tại quảng trường Tah¬rir của Cairo. Cô đã bị một đám đông khoảng 200-300 trăm người đàn ông bao vây và tấn công.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS News, cô nói rằng cô không nhận ra được chuyện gì đang xảy ra. Cô có cảm giác có nhiều bàn tay nắm lấy ngực, nắm đáy quần, ghì cô từ phía sau. Họ xé quần áo, bao vây tấn công cô. Sau cùng, cô đã được một nhóm phụ nữ Ai Cập và cảnh sát cứu thoát.
Xã hội cay nghiệt với phụ nữ
Theo Hiến pháp Ai Cập, bất kỳ một thể chế mới nào đều phải tuân theo luật Hồi giáo. Ai Cập có gần 90% dân số theo Hồi giáo này, phần lớn thuộc dòng Sunni một nhánh của Hồi giáo.
Trong kinh Coran và Thánh luật Sharia của Hồi giáo có ghi rất rõ những điều luật về phụ nữ. Theo đó, địa vị của người phụ nữ không được quyết định bởi những cố gắng của bản thân họ, mà nó chịu sự chi phối rất lớn từ quan niệm của tôn giáo này.
Bộ luật Sharia được triển khai từ kinh Coran nên cũng là thánh luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều gì dù bất công, vô lý đã được kinh Coran và thánh luật Sharia áp đặt lên số phận người phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi giáo.
|
Đằng sau nhan sắc lộng lẫy của họ là những tấn bi kịch. |
Kinh Coran dành hẳn một chương nói về phụ nữ. Giải thích uy quyền của đàn ông đối với đàn bà, ở chương 4, điều 34 của kinh Coran đã viết: “Đàn ông có quyền hơn đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra nuôi họ. Đàn bà phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông chăm sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập”.
Gần đây nhất, vào ngày 28/11/2018, nữ diễn viên Ai Cập Rania Youssef đã có mặt tham dự lễ bế mạc Liên hoan phim diễn ra tại thủ đô Cairo. Đến với thảm đỏ khi đó, cô chọn diện bộ váy xuyên thấu màu đen gợi cảm khoe đôi chân thon gọn. Bộ trang phục của cô có thể xem là khá bình thường tại Hollywood, thế nhưng tại đất nước có dân số đa phần theo đạo Hồi như Ai Cập thì bộ váy này của Rania Youssef lại bị xem là quá khêu gợi, thậm chí cô còn có thể đối diện với án tù 5 năm.
Hai luật sư Amro Abdelsalam và Samir Sabri đã quyết định đâm đơn kiện nữ diễn viên. Ông Sabri khẳng định: “Cô ấy không đáp ứng được các yêu cầu về giá trị truyền thống, đạo đức và xã hội. Từ đó làm ảnh hưởng đến danh tiếng của liên hoan phim và hình ảnh của phụ nữ Ai Cập nói chung”.
Dù xã hội ngày càng hiện đại, tuy nhiên có thể thấy ở Ai Cập hiện nay, giá trị của người phụ nữ ngày càng bị coi nhẹ. Họ không được coi trọng ở một xã hội bị chi phối nặng nề bởi một tôn giáo quá khắc nghiệt với phụ nữ.