Số phận kỳ lạ của ngôi sao âm nhạc Jonh Lennon

(PLVN) - Nhắc đến ban nhạc The Beatles, người ta không thể không nhắc đến huyền thoại John Lennon - người thành lập nhóm và để lại những dấu ấn không thể phai mờ. 
Số phận kỳ lạ của ngôi sao âm nhạc Jonh Lennon

Giới sành nhạc cho rằng, âm nhạc của The Beatles nói chung trong đó có Jonh Lennon là thứ âm nhạc gây thương nhớ, thứ âm nhạc sống mãi trong lòng người. Có lẽ vì những điều nhân văn và những điều tốt đẹp mà những ca khúc của họ truyền tải đã khiến những giai điệu của họ trở nên bất hủ, và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người nghe. Dù ban nhạc đã tan rã và Jonh Lennon đã đi xa gần nửa thế kỷ nhưng những ca khúc của họ vẫn tiếp tục lan tỏa sống động trong lòng người yêu nhạc khắp nơi trên thế giới.

Vào một đêm mưa tầm tã cuối năm 1980 tại New York, Lennon bị bắn bằng 4 phát đạn khiến ông vĩnh viễn không còn được cất lên những bài ca bất hủ nữa. Nhưng vì sao ông lại bị ám sát, cho đến nay vẫn còn nhiều hoài nghi chưa có giải thích rõ ràng, nhất là đối với người yêu âm nhạc, những fan hâm mộ của nhóm nhạc The Beatles đình đám một thời. 

Nhóm nhạc được yêu thích nhất thế giới

Tất cả những người yêu âm nhạc không có ai không biết đến ban nhạc Beatles.  Nghệ sỹ John Lennon (1945-1980) là người sáng lập ra ban nhạc này. Đến nay rất nhiều người vần đang sưu tầm đĩa nhạc pop và rock của ban nhạc Beatles, đặc biệt là bài “Thánh ca hòa bình” Imagine (Tưởng tượng) của Lennon. Ban nhạc Beatles thành lập thập kỷ 50 thế kỷ XX. Đến thập kỷ 60, ban nhạc này có thể nói đã thống trị toàn bộ sân khấu âm nhạc. Họ đã thu hút được vô số thanh niên không những bằng âm nhạc mà còn là xu hướng thời trang, để tóc dài đến vai của họ.

Ban nhạc Beatles đến đâu cũng gây “cơn sốt” âm nhạc đến đó. Ban nhạc này đã vang dội ở các nước Âu, Mỹ. Những chuyến lưu diễn khắp nơi trên thế giới và những đĩa nhạc phát hành với số lượng lớn đã mang lại một nguồn thu không tưởng thời bấy giờ, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho nước Anh. Vì vậy, năm 1965, Chính phủ Anh đặc biệt tặng thưởng Huân chương cho ban nhạc Beatles.

Ban nhạc The Beatles
 Ban nhạc The Beatles

John Lennon được coi là linh hồn của ban nhạc The Beatles, không những bởi giọng ca xuất sắc mà còn có tài năng sáng tác phi phàm. Ông đã sáng tác ra rất nhiều ca khúc mê hồn. Danh tiếng của John Lennon được cả thế giới biết đến. Có rất nhiều thanh niên sùng bái và ví Lennon là thần tượng của mình. Rất nhiều người ngày đêm đứng đợi ở nơi Lennon có thể xuất hiện để có được một chữ ký của người nghệ sỹ tài ba này.

Thuở nhỏ, Lennon chủ yếu được người dì của anh đạy dỗ (do mẹ anh đã qua đời trong một tai nạn thảm khốc). Lúc nhỏ, anh hay chơi harmonica, sau đó học đàn guitar. Anh chịu ảnh hưởng từ sức hấp dẫn của Elvis Presley và bắt đầu say mê những bản nhạc Mỹ từ đó. Năm 1957, Lennon thành lập ban nhạc đầu tiên của mình với tên gọi “The Quarry Men”. Sau đó ban nhạc của ông kết nạp thêm 3 thành viên say mê nhạc rock người Liverpool, đó là Paul Mc Cartney, George Harison và Stuart Sutcliffe. Với nhóm này, Lennon đặt tên là “Silver Beatles”, sau đó đổi thành “The Beatles”.

Có lẽ, do xuất phát từ việc ấn tượng với những thành công của Buddy Holly và Crickets, Lennon lấy tên The Beatles bắt nguồn từ tên của một loài côn trùng cánh cứng có nhứng âm thanh phát ra từ cánh tựa hồ như nhạc rock. Năm 1959, The Beatles bắt đầu biểu diễn tại Casbah, một câu lạc bộ của người nước ngoài ở Liverpool, sau đó chuyển sang biểu diễn ở Câu lạc bộ Cavern nổi tiếng hơn vào năm 1961.

The Beatles trong một chương trình biểu diễn
The Beatles trong một chương trình biểu diễn  

Tại đây, nhóm nhạc đã chọn Peter Best là tay trống, cùng năm đó họ chơi nhạc tại Hamburg và đã giành được hâm mộ của những kẻ nghiện rượu bởi thứ âm nhạc ồn ào, tiết tấu nhanh. Trở lại quê hương, The Beatles bước dần tới thành công. Cuối năm 1961, nhóm nhạc nhận được tài trợ hào phóng của Brian Epstein, người đã thực hiện một chiến dịch khuếch trương đưa 4 chàng trai tới hào quang trên sân khấu. Năm 1962, Sutcliffe thành viên của nhóm qua đời do căn bệnh xuất huyết não, Best ra khỏi nhóm và Richard Starkey (sau này đổi nghệ danh là Ringo Starr) gia nhập nhóm.

Năm 1963, bộ tứ “The Beatles” đã ra mắt tại Palladium (London), âm nhạc của họ đã khiến cho khán giả trẻ thời điểm đó hâm mộ cuồng nhiệt. Phong cách biểu diễn của họ được nhiều nơi biết đến như châu Âu, Mỹ, Nhật, Australia. Chính phủ Anh và Hoàng gia đã thừa nhận những đóng góp to lớn của The Beatles đối với nền nghệ thuật cũng như nền kinh tế của nước Anh. Năm 1965, các thành viên của nhóm được Nữ hoàng Elizabet phong tước hiệu “Hiệp sĩ”.

Những bài ca bất hủ

Trên nền nhạc Mỹ, một thể loại âm nhạc nổi tiếng được Lennon vận dụng, The Beatles đã mang đến cho khán giả một phong cách thể hiện âm nhạc du dương huyền bí. Phần lời được viết thể tứ âm, phần nhịp điệu được nhấn mạnh và được biến tấu đến mức tối thiểu, phần hòa âm được cách điệu với âm trung dưới thấp dành cho các phím chính như một nét đặc trưng cố định. Những bài hát được The Beatles biểu diễn hầu hết đều do Lennon và Mc Cartney sáng tác. Không phải là những lời ca êm ái, khán giả có thể nhận biết được qua những câu hát bóng gió, đầy kích động: Một lối sống tự do, phóng khoáng theo chủ nghĩa hiện sinh với thói vị kỷ. The Beatles cũng tham gia đóng góp một vài bộ phim.

Trong số những bài hát nổi tiếng nhất của The Beatles, đóng góp lớn nhất của Lennon phải kể đến những tác phẩm Please Please Me, I Feel Fine (đánh dấu sự trở lại của nhạc rock), Help, Ticlcet to Ride, Nowhere Man, In My Life, Julia (viết trong nỗi nhớ người mẹ quá cố của mình), và Because.  Năm 1970, The Beatles chinh thức tan rã, kể từ đó sự nghiệp của Lennon rẽ sang một hướng khác. Anh có mối quan hệ với nhà sản xuất phim tiên phong người Mỹ gốc Nhật, nữ họa sĩ Yoko Ono. Thông qua Ono, Lennon trở thành người đấu tranh cho nền hòa bình. Hai người xuất hiện khỏa thân trên bìa của album với tựa đề ‘Virgins’, cũng là để kỷ niệm tuần trăng mật với lời kêu gọi “bed-in” vì hòa bình.

Bức ảnh hạnh phúc của Jonh Lennon và vợ của mình
Bức ảnh hạnh phúc của Jonh Lennon và vợ của mình  

Lúc này, phong trào phản chiến đang lan rộng khắp nơi trên thế giới, trong đó có cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Chính phủ Mỹ. Không ít lần, Lennon nhắc đến cụm từ phản chiến trong những lời phát biểu của mình, anh cho rằng, cần phải chấm dứt ngay những hành động “điên rồ” của chính quyền Nixon khi kéo dài chiến tranh, khiến hàng chục thanh niên Mỹ bỏ mạng tại Đông Dương.

Ngay sau đó, Lennon cho ra đời album “Imagine” (1971); bài hát ‘Imagine’ đã trở thành bài hát nổi tiếng thời gian đó. Năm 1975, Lennon rút ra khỏi sân khấu biểu diễn với những khán giả cuồng nhiệt để bước vào thế giới của riêng mình, với vai trò một “ông nội trợ”. Năm 1980, ông quay trở lại phòng thu, cộng tác với Ono trong album cuối cùng của mình: Double fantasy. Album này một lần nữa thu được thành công rực rỡ. 

Nhưng vào đêm 8/12/1980, Lennon đã bị bắn chết ở cổng cư xá Dakota (New York). Cái chết của ông đã gây chấn động toàn thế giới. Vào cái đêm định mệnh khi bị ám sát, Lennon từ phòng thu trở về nhà rất muộn. Hôm đó, mưa rả rích suốt ngày và trở nên nặng hạt hơn về tối. Ánh đèn từ trong nhà lọt qua cửa sổ trở nên mờ nhạt dưới trời mưa. Có giả thiết, Lennon bất giác bước nhanh. Trong bóng tối bỗng có người gọi tên anh: “Ngài Lennon”. Lennon vừa quay lại, chỉ thấy một gã mặc áo mưa đen từ bóng tối xông ra. Một tiếng nổ lớn, viên đạn đã bay vào ngực Lennon, sau đó 3 phát đạn nữa tiếp tục bắn vào người anh.

Lennon đã tắt thở ngay tại hiện trường. Đúng thời điểm này, truyền hình đang phát cảnh phỏng vấn chiều hôm đó với anh do đài truyền hình San Francisco thực hiện. Trên truyền hình, Lennon đang mỉm cười nói với khán giả: “Tôi hy vọng có một tiền đồ rộng lớn!”. Nhiều năm trôi qua, nguyên nhân vụ ám sát bí ẩn cũng như thân phận hung thủ đã tốn không ít giấy mực của báo giới. Tuy vậy, đến nay hành tung và thân phận cũng như động cơ, mục đích kẻ ám sát Jonh Lennon vẫn còn là một ẩn số...

(Đón đọc: Hành tung và nhân thân bí ẩn của kẻ ám sát Jonh Lennon) 

Đọc thêm