Sự thật về vụ ám sát Tổng thống Mỹ Kennedy sẽ được tiết lộ vào năm 2038?

(PLVN) - 43 tuổi đã đắc cử Tổng thống Mỹ, John Fitzgerald Kennedy (1917- 1963) là một trong những vị Tổng thống trẻ tuổi nhất và cũng có nhiều triển vọng nhất trong lịch sử. Ông bị ám sát chỉ sau khi đăng quang ngôi vị Tổng thống 3 năm và cho đến nay cái chết của ông vẫn còn là một bí ẩn. Nhiều gười cho rằng sự thật sẽ được vén màn vào năm 2038!
Ảnh chụp Tổng thống Kennedy cùng phu nhân trên chiếc xe diễu hành vài phút trước khi bị ám sát
Ảnh chụp Tổng thống Kennedy cùng phu nhân trên chiếc xe diễu hành vài phút trước khi bị ám sát

John Fitzgerald Kennedy - một trong những vị Tổng thống trẻ tuổi nhất và cũng có nhiều triển vọng nhất trong lịch sử nước Mỹ khi đắc cử Tổng thống năm 43 tuổi. Trong diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi mọi người hành động cùng chống kẻ địch chung của nhân loại: Bạo quyền, đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, yêu cầu người lãnh đạo phải mạnh mẽ, có hiệu quả, mang lại sức sống, hiệu quả, hiện thực cho tầng lớp lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, ông bị ám sát khi sự nghiệp đang lên và tuổi đời còn quá trẻ. Cái chết của ông cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải, mọi thắc mắc sẽ được vén lên vào năm 2038!

Vì sao Kennedy vào Thượng viện?

Sau khi làm hạ nghị sĩ, John Kennedy lại muốn bước vào Thượng viện Hoa Kỳ. Trong cuộc tranh cử lần thứ nhất, ông đã gặp đối thủ là Hawnipetes, Leky. Trong cuộc tranh cử này, điều làm ông đau đầu nhất có lẽ ở chỗ thái độ của các cử tri người Do Thái. Leky mời một nghị sĩ người Do Thái từ New York đến giúp. Vị nghị sĩ này tên là Acapu Servey. Tại một cuộc họp ở Boston có nhiều người Do Thái đến dự, Servey nhắc đi nhắc lại về câu nói: “Cái tên Jonh Kennedy không hổ là người con của cha ông ta, thật là cha nào con nấy”.

Cha của John Kennedy là George Kennedy được coi là người theo chủ nghĩa chống Do Thái. Khi làm đại sứ Mỹ ở Anh, ông ta đã từng nói ủng hộ Hitler. Tuy đó là việc từ thời trước chiến tranh song Srevey vẫn cứ công kích lập trường chống Do Thái của Kennedy. Ông ta nói ở Hạ viện chuẩn bị có một dự luật giảm viện trợ cho Israel. Nhiều cử tri người Do Thái ở Boston nghe được bài diễn thuyết này. Còn những người thuộc họ Kennedy đứng ngồi không yên. Người em thứ ba của Kennedy vội gọi điện thoại cho Meachel, một người có quan hệ tốt với người Do Thái và có ảnh hưởng lớn trong Quốc hội đến nói giúp Kennedy, có thể tranh thủ được những lá phiếu của người Do Thải.

Ít lâu sau, ban tranh cử của Kennedy cũng tổ chức một cuộc họp ngay tại hội trường Servey đã diễn thuyết, khi đó có rất nhiều người Do Thái đến dự. Mặc dù mấy năm trước đó, Kennedy không có quan hệ với Meachel, hơn nữa trong lòng cũng không chú ý đến con người này, nhưng lại mượn cái miệng của ông ta để lôi kéo cử tri. Vì thế, Kennedy đã tỏ ra vẻ rất nhiệt tình, nào là ôm hôn, cảm ơn rối rít. Còn Meachel được giao việc đã làm một cách xuất sắc.

John Fitzgerald Kennedy qua đời khi 46 tuổi
John Fitzgerald Kennedy qua đời khi 46 tuổi

Bài diễn thuyết của ông gây được ấn tượng rất sâu sắc, đặc biệt đã “phản pháo” lại lời phê bình của Servey đối với Kennedy. Meachel nói: “Tôi đến đây để báo cáo cho các vị biết, trong vấn đề viện trợ cho Israel rút cục đã xảy ra điều gì. Chúng tôi nghe nói người của Đảng Cộng hòa chuẩn bị phủ quyết điều luật này, bãi bỏ viện trợ cho Israel. Tôi đi đi lại lại ở hành lang nhà Quốc hội một lúc lâu, muốn tìm một người để đưa ra một dự luật nhằm giảm bớt sự đả kích đối với người lsrael.

Cuối cùng, tôi tìm đến John Kennedy. Ông ta đồng ý đưa ra một dự luật, trong đó việc giảm bớt viện trợ cho Israel. Sau khi nghe được những lời này, tuyệt đại đa số những người Do Thái có mặt tại hội trưởng đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh John Kennedy. Lúc đó, Kennedy có cảm giác như không tin vào mắt mình nữa, trong khi những lời nói của Meachel hoàn toàn bịa đặt. Nhờ những lời diễn thuyết này, Kennedy đã giành được nhiều cử tri Do Thái tín nhiệm và ủng hộ. Cuối cùng đã đánh bại đối thủ vào được thượng viện.

Vụ ám sát nhiều uẩn khúc?

Bước vào Nhà Trắng được hơn 1.000 ngày, khi đi thị sát thành phố Dallas bang Texas ngày 22/11/1963, vị Tổng thống này đã bị ám sát. Hôm đó, Kennedy cùng vợ Jacqueline Bouvier và vợ chồng thị trưởng thành phố Dallas đi trên chiếc xe mui trần hiệu “Lincoln”, chuẩn bị đến trung tâm thương mại của thành phố Dallas đọc diễn văn.

Trên đường đi, họ còn mỉm cười, vẫy chào quần chúng ở hai bên đường và hai lần dừng xe xuống bắt tay mọi người. Khi sắp đến gần trung tâm thương mại, một loạt đạn nổ liên tiếp, Tổng thống Kennedy tay ôm cổ, ngã nằm đầu gối người vợ Bouvier. Đoàn xe được lệnh chạy thẳng đến bệnh viện, nhưng trên đường đi ông đã hoàn toàn tắt thở. Sau khi bị bắt, hung thủ Lee Harvey Oswald (khi đó 24 tuổi) làm việc ở Viện Lưu trữ sách đã bị biệt giam. Ngày 24/11, khi thủ phạm Oswald bị dẫn sang nhà tù khác đã bị Ruby, một chủ sàn nhảy ở Dallas bắn chết giữa ban ngày. Đầu mối bị đứt, từ đó, vụ ám sát Kennedy trở thành một nghi án bế tắc chưa triệt phá.

Cái chết của Kennedy như một quả bom tấn nổ giữa ban ngày, gây chấn động lớn trên toàn nước Mỹ. Tình cờ có một nhà quay phim nghiệp dư quay được cảnh toàn bộ vụ ám sát nên đài truyền hình đã mua đứt bản quyền và cho phát sóng, nên mọi người dân đều có thể tưừng tận chứng kiến lại cảnh tổng thống bị ám sát từ vô tuyến. Cảnh sát nhanh chóng tìm thấy một khẩu súng trường ở một cửa sổ tầng 6 nhà kho trên đường phố. Sau khi giám định vân tay, hung thủ được xác định là một thanh niên tên Lee Harvey Oswald. Y bị bắt ở nhà hát lớn Texas và luôn miệng phủ nhận việc giết Tổng thống. Tuy nhiên, sau này đứng trước hung khí, y mới nhận tội.

Sau đó chủ hộp đêm Ruby bắn chết swald. Sau khi bị bắt, hắn lại phủ nhận việc giết Oswald và liên quan vụ mưu sát Tổng thống. Y chỉ nói rằng, mình muốn báo thù cho Tổng thống. Sau khi ở tù mấy năm, Ruby chết do bị ung thư. Đầu mối vụ cho việc giết hại kẻ ám sát Kennedy lại một lần nữa bị cắt đứt.

 

Một ủy ban do Chánh án Tòa án tối cao E. Warren đứng đầu và Cục điều tra Liên bang cùng tiến hành điều tra sự kiện này và lần lượt công bố kết quả: Tổng thống Kennedy bị Oswald ám sát, bắn chết. Một mình Oswald vạch kế hoạch và thực hiện, không có ai đồng mưu. Hành vi ám sát của y không dính líu với bất cứ âm mưu nào.

Trong khi đó, Ruby sát hại Oswald cũng là hành động độc lập, không phải giết người diệt khẩu. Song, rất nhiều người nghi ngờ tính chân thực của hai bản báo cáo này vì nhiều lý do khác nhau, thậm chí có cả thuyết âm mưu. Đầu tiên, quan hệ giữa Kennedy với Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Tình báo trung ương (CIA) luôn căng thẳng. Quan hệ giữa Kennedy và Phó Tổng thống Johnson cũng rất xấu. Chính Johnson mời ông đi đến thành phố Dallas bang Texas.

Tổng thống Kennedy là người quyết định việc ủng hộ chiến tranh tại Việt Nam, và sau này được người kế nhiệm Johnson phát triển toàn diện. Trong một bài diễn văn, để động viên thanh niên Mỹ tham gia quân đội, Kennedy đã nói: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?”. Nhiều người cho rằng, đây là câu nói của chính Tổng thống Kennedy và sau này được dùng đi dùng lại trên các diễn đàn thanh niên. Dù chưa biết đích xác như thế nào, câu nói này vẫn có sức sống lâu bền tới tận ngày nay đối với bất kỳ Quốc gia nào khi nói về ý chí phấn đấu, phục vụ và cống hiến Tổ quốc của giới trẻ.

Vì muốn làm dịu căng thẳng với Johnson, Kennedy phải tới bang Texas - một bang có trật tự an ninh kém nhất. Điều càng khiến mọi người nghi ngờ, trong 552 nhân chứng có liên quan đến vụ ám sát Kennedy, có tới hơn 200 người lần lượt “sang thế giới bên kia” với nhiều nguyên nhân tử vong khác nhau.

Có người nói, Tổng thống Kennedy bị ám sát do KGB (Cục Tình báo trung ương Liên Xô) vạch kế hoạch. Bởi Oswald đã từng ở Liên Xô 3 năm, lấy vợ là người Liên Xô, y còn luôn yêu cầu được nhập quốc tịch Liên Xô.

Sau này không biết vì sao Oswald thay đổi ý định, trở về Mỹ. Nhiều người cho rằng, có thể KGB phái Oswald về nước giết hại Tổng thống Kennedy. Nhưng sau khi điều tra kỹ, ý kiến này bị phủ nhận, bởi thực tế Oswald là người được FBI tuyển mộ, thuê sang Liên Xô tiến hành công vụ đặc biệt. 

Mọi người lại chuyển sang nghi ngờ, Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) Hoover. Họ cho rằng Ruby vào có cơ hội sát hại Oswald không phải do cảnh sát sơ suất, thực tế họ cố ý hợp tác với nhau. Có người xác nhận, tối 21/11 tận mắt nhìn thấy Oswald gặp gỡ với Ruby.

Người tình của Phó Tổng thống Johnson nhiều năm sau đã tiết lộ cho giới báo chí, ám sát Kennedy đo nhà đại tư bản dầu mỏ bang Texas Roderson Henter bỏ tiền nhưng kẻ vạch kế hoạch cụ thể và kẻ đứng sau điều khiển là Johnson. Ủy ban do ông Warren phụ trách điều tra sự việc này đã từng nộp một bản “Báo cáo Warren”. Song chính phủ Mỹ đã niêm phong nó lại, quy định chỉ mở năm 2038, bởi đến lúc đó những người liên quan đến vụ án này đều đã chết. 

Đến nay, hung thủ thật sự của vụ án Kennedy vẫn còn là một nghi vấn, một câu hỏi lịch sử. Các cuộc điều tra thủ phạm vụ án này của các tổ chức tư nhân vẫn đang tiếp tục. Có lẽ chúng ta phải chờ đến nảm 2038 khi “Báo cáo Warren” công bố, mới biết ai là kẻ chủ mưu ám sát Kennedy.

Kennedy - dòng họ bất hạnh

Sau cái chết của Kennedy, hàng loạt bất hạnh giáng xuống đòng họ Kennedy. Robert Kennedy đã từng làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, em trai Tổng thống Kennedy định ra tranh cử Tổng thống thì cũng bị sát hại.

Đứa con trai thứ ba của Robert Kennedy vì chích heroin quá liều đã chết năm 1984, đứa con trai thứ tư trong một lần trượt tuyết cũng bỏ mạng do va phải cây. Năm 1997, em trai út của Tống thống Kennedy, thượng nghị sỹ Edward Kennedy bị lật xe rơi xuống sông khi đi qua một cây cầu ở gần bang Massachusetts. Tuy Edward may mắn sống sót, nhưng con đường chinh trị từ đó coi như chấm hết. Hai đứa con của Edward: một đứa nghiện ma túy, một đưa mắc bệnh bị tàn tật suốt đời. Đứa con trai duy nhất của Tổng thống Kennedy, tức Kennedy Jr vừa sinh đã được người Mỹ coi là hoàng tử. Cậu ra đời 17 ngày sau khi Kennedy được bầu làm Tổng thống. 

Sau khi chồnga bị ám sát, phu nhân Kennedy dạy dỗ rất nghiêm đối với hai chị em và có ý định đưa chúng rời xa dòng họ Kennedy. Phu nhân Kennedy đã mang hai đứa con sang Hy Lạp, rồi kết hôn với nhà tỷ phú Onassis. Bà nghiêm cấm con trai không được tham gia chính trị vì lo sợ một kết cục bi thảm có thể xảy đến, giống như những người trong dòng họ Kennedy gặp phải.

Sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã tạo ra cuộc cách mạng những chiếc xe chuyên chở các Tổng thống Mỹ sau này. Theo đó, những chiếc mui trần không còn được trọng dụng mà thay vào đó những mẫu xe Cadilac có khả năng chống đạn, chuyên dụng và hữu ích hơn rất nhiều nhằm hạn chế tối đa, thậm chí được ví như một chiếc xe bọc thép nhiều lớp để chống lại các âm mưu ám sát có thể xảy ra.

Kennedy được yêu mến khắp châu Âu

Vốn đẹp trai và từng có thời gian tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Kennedy có dịp sang nhiều quốc gia châu Âu. Sau này, khi là một chính trị gia, ông càng được yêu mến, nhất là các cô gái trẻ tại châu Âu. Ai cũng ao ước lọt vào mắt người đàn ông quyền lực này. Khi đó, để tỏ lòng yêu mến Kennedy, các cô gái thường tặng cho ông một chiếc khăn tay. Theo một số nhà sử học, khăn tay của Kennedy được tặng được xếp vào những chiếc khay riêng, được đánh số và ghi tên chủ nhân của nó. Số khăn tay này xếp kín một căn phòng rộng tới hơn 60m2. Điều đó đủ hiểu Kennedy được yêu mến như thế nào.

Đọc thêm