Thợ sơn nghèo “không có cơm ăn” trở thành tỷ phú giàu nhất Singapore

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tập đoàn Wuthelam Holdings của tỷ phú Goh Cheng Liang đã nắm giữ phần lớn cổ phần, giành quyền kiểm soát Công ty sơn Nhật Bản Nippon hồi tháng 1 vừa qua, giúp tài sản của ông tăng mạnh. Thế nhưng ít ai biết rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, ông Goh Cheng Liang từng là thợ sơn nghèo “không có cơm ăn”.
Tỷ phú Goh Cheng Liang và Tập đoàn Wuthelam Holdings của mình.
Tỷ phú Goh Cheng Liang và Tập đoàn Wuthelam Holdings của mình.

Mệnh danh “tỷ phú ổ chuột”

Ông Goh Cheng Liang là một trong những tỷ phú nổi tiếng và cũng ít nổi tiếng nhất ở Singapore. Ông chưa bao giờ xuất hiện ở bất cứ một danh sách liệt kê những người giàu có nào, thậm chí cũng chẳng bao giờ nói chuyện với báo chí. Tuy nhiên, một trong số những địa danh nổi tiếng nhất của Singapore như bệnh viện Mt. Elizabeth hay trung tâm thương mại Liang Court ở Clarke Quay lại được xây dựng bởi doanh nhân ẩn dật này.

Được mệnh danh là “tỷ phú ổ chuột”, Goh cũng như nhiều tỷ phú châu Á có một xuất thân khá khiêm tốn khác. Cha ông thất nghiệp, mẹ làm công việc giặt là quần áo. Đại gia đình của ông gồm cha mẹ, ba chị gái và một anh trai sống ở một căn hộ chung cư chỉ có một phòng. 7 người sống trong điều kiện sinh hoạt kham khổ kéo dài đến khi Goh 12 tuổi.

Tỷ phú Goh Cheng Liang chưa bao giờ đi học. Để kiếm sống, từ bé ông đã đi bán lưới đánh cá và học các kỹ năng kinh doanh để làm nên vận mệnh của mình. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cha mẹ gửi ông tới Muar, sau này là Malaysia. Ở đây, ông giúp anh rể bán lưới đánh cá cho đến năm 1943, ông quay trở lại Singapore bắt đầu công việc bán nước có ga. Tuy nhiên, công việc kinh doanh lúc này không thuận lợi, ông chuyển sang làm việc cho một cửa hàng phần cứng.

Bước ngoặt lớn đến với cuộc đời của Goh là vào năm 1949, khi đó ông Goh đã dành hết số tiền mình kiếm được để mua gom các thùng sơn mục nát được bán đấu giá vào những năm chiến tranh thế giới thứ II. Với cẩm nang pha chế hóa chất của người Trung Quốc trong tay, ông bắt đầu pha trộn các loại sơn vào với nhau, tạo ra sản phẩm của riêng mình mang tên “Chim bồ câu”.

Dinh thự tuyệt đẹp của ôngGoh Cheng Liang ở ngoại ô.

Dinh thự tuyệt đẹp của ôngGoh Cheng Liang ở ngoại ô.

Do lệnh hạn chế nhập khẩu trong thời chiến tranh Triều Tiên, ông bỗng chốc thành công khi kinh doanh sơn trong nước, mở đường cho đế chế của mình trong ngành sơn tương lai. Đây chính là con đường ra đời thương hiệu sơn Pigeon Brand. Sau đó, Goh Cheng Liang đã bắt tay hợp tác với Nippon Paint, một trong những thương hiệu sơn lớn nhất thế giới, bàn đạp đưa ông Goh vào danh sách tỷ phú thế giới.

Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950, một lệnh cấm được ban hành, ông Goh được hưởng lợi nhuận khổng lồ. Theo đó, nhập khẩu bị hạn chế giúp cho doanh nghiệp sơn của ông có được thị trường ở Singapore. Nhưng không dừng lại ở đó, ông đi học chuyên sâu hơn về công nghệ sản xuất sơn ở Đan Mạch.

Sau khi tìm hiểu kỹ về công nghệ và mô hình kinh doanh của ông Goh, Nippon Paint đã đến gặp ông với một đề xuất kinh doanh. Lúc này, khi đã trở thành một doanh nhân thực thu, ông Goh đã đạt được thỏa thuận mở một nhà máy mang thương hiệu Nippon ở Singapore. Những năm 1960 về sau, vị “tỷ phú ổ chuột” này đã thống trị ngành sơn ở Singapore và ngày càng vươn xa hơn nữa, mở rộng hoạt động kinh doanh sang những lĩnh vực khác.

Năm 1991, ông Goh lập Yenom Holdings. Yenom là “một công ty cổ phần với một danh mục đầu tư bao gồm các công ty trải rộng trên khắp các ngành công nghiệp”, theo thông tin trên trang web của tập đoàn.

Tài sản của ông Goh Cheng Liang ngày càng lớn mạnh tại Singapore, ngành kinh doanh của ông lên như diều gặp gió khi đất nước này có luật yêu cầu các tòa nhà phải sơn lại sau 5 năm. Ông đầu tư cổ phần của mình vào công ty Wuthelam Holdings có trụ sở tại Singapore, hiện Công ty Nipsea đang hoạt động tại hơn 15 quốc gia ngoài Nhật Bản với khoảng 15.000 nhân viên và nhà máy ở 30 nơi khác nhau.

Một nhà máy mang thương hiệu Nippon thuộc sở hữu của tỷ phú Goh Cheng Liang ở Singapore.

Một nhà máy mang thương hiệu Nippon thuộc sở hữu của tỷ phú Goh Cheng Liang
ở Singapore.

Trong một cuộc phỏng vấn với Business Times vào năm 1997, ông Goh cho biết ông chỉ thích hợp với việc điều hành một công ty tư nhân hơn là một công ty quần chúng. “Triết lý cá nhân của tôi là tôi không bao giờ muốn một công ty quần chúng.

Đầu tiên, tôi không phải là một người quản lý chuyên nghiệp. Thứ hai, các nhà quản lý chuyên nghiệp, đến và tham gia cùng tôi, tôi không biết làm thế nào để xử lý họ cũng không biết làm thế nào để điều khiển họ”.

“Ông Goh có một cái mũi thính cho việc kinh doanh”, ông Lai Sim Hee, một đối tác kinh doanh và cũng là bạn của Goh chia sẻ với Business Times vào năm 1997. Sự nhạy bén trong kinh doanh này được mài dũa qua nhiều năm.

Trong nhiều năm, Wuthelam và Nippon đã điều hành hoạt động kinh doanh với các liên doanh ở Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Vào tháng 8/2020, Nippon Paint đã ký một thỏa thuận cho phép họ mua lại liên doanh và tiếp quản công việc kinh doanh tại Indonesia của Wuthelam. Đổi lại, cổ phần của gia đình tỷ phú Goh trong Nippon Paint tăng lên khoảng 58%.

“Tăng trưởng sẽ còn tiếp tục”, nhà phân tích Horace Chan của Bloomberg Intelligence nhận định. Ông Chan ước tính liên minh có thể nâng thu nhập ròng của Nippon Paint lên khoảng 64% trong năm 2021. “Nó sẽ giúp công ty đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp, cho phép phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn”.

Thích chơi du thuyền hạng sang

Ông trùm tỷ phú Goh Cheng Liang cũng có cổ phần trong các ngành khách sạn, đóng gói bao bì, logistics, bến du thuyền, sân golf, sản xuất thực phẩm, khai thác mỏ tại Trung Quốc, khách sạn và bất động sản trên toàn thế giới. Ông cũng từng sở hữu bệnh viện Mt. Elizabeth và Trung tâm mua sắm Liang Court.

Tuy nhiên, phần lớn tài sản của ông đến từ cổ phần của Nippon Paint. Ngày nay, các công ty của ông gồm Wuthelam Holdings và Yenom Industries hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh...Thỏa thuận giữa Nippon và Goh’s Wuthelam Holdings được cho là một trong những giao dịch lớn nhất ở châu Á trong năm 2020.

Ngoài Tập đoàn Wuthelam Holdings, tỷ phú Goh Cheng Liang còn sở hữu khối tài sản khổng lồ gồm bất động sản và du thuyền.

Ngoài Tập đoàn Wuthelam Holdings, tỷ phú Goh Cheng Liang còn sở hữu khối tài sản khổng lồ gồm bất động sản và du thuyền.

Khối tài sản của ông lên tới gần 17 tỷ USD. Trong đó không chỉ có cổ phần trong Wuthelam và Nippon, mà còn sở hữu một siêu du thuyền mang tên White Rabbit và một bất động sản ở Singapore trị giá 68 triệu USD. Được biết, ông có niềm đam mê với du thuyền sang trọng và catamaran. Vốn là một doanh nhân kín tiếng nhưng ông Liang là chủ sở hữu của một bộ sưu tập thuyền cực kỳ xa xỉ, trong đó có cả siêu du thuyền White Rabbit “Echo” 200 ft của Úc.

“Tôi không thích các rạp chiếu phim, tôi không thích phim ảnh, tôi không thích bài hát, tôi không thích hát karaoke, tôi không thích quán bar. Hồi còn trẻ, tôi khá nghịch ngợm nhưng 20 năm qua đã khác rồi”, ông nói.

Ông Goh đã được tạp chí Forbes Asia lựa chọn là một trong những người hùng trong việc làm từ thiện năm 2014. Lĩnh vực chủ yếu mà ông làm từ thiện là nghiên cứu y học. Quỹ Goh Foundation của ông đã quyên góp 50 triệu USD đến các Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore tháng 3/2014.

Trước đó, thông qua quỹ từ thiện này, ông đã tặng 12 triệu USD cho trungtâm. Không chỉ quyên góp từ thiện cho các quỹ và trung tâm, ông còn giúp đỡ bạn bè và người nghèo. Khi một người bạn người Nhật của ông bị ung thư gan, ông đã đưa người này đến điều trị tại một bệnh viện hàng đầu của Mỹ và tất nhiên là ông đã trả khoản thanh toán viện phí.

Có thể thấy, Gò cheng Liang xứng đáng là một tấm gương cho những nỗ lực vượt khó và nắm bắt thời thế để thành công.

Đọc thêm