Bánh ngọt của Kyoto nổi tiếng với Yatsuhashi, hơi ngọt một chút do nhân đậu đỏ hay đậu trắng có kiểu ngọt đặc trưng. Mới ăn có thể sẽ chưa thích, nhưng sau khi thưởng thức, chắc chắn vị quế, vị bột đậu tương chắc chắn sẽ còn vương vấn mãi.
Có nguồn gốc từ thế kỷ 15
Yatsuhashi là món bánh truyền thống, đồng thời là món ăn đường phố nổi tiếng nhất của Kyoto, có hình tam giác kèm nhân bên trong, dẻo và mềm như bánh mochi. Món ăn này được xem một thức quà biếu phổ biến bậc nhất của người dân xứ sở hoa anh đào.
Yatsuhashi rất phổ biến tại Kyoto, có mặt trong mọi quán trà và là món quà thường được mua bởi những vị khách du lịch. Món bánh này đã có một lịch sử rất lâu đời, từ tận thế kỷ 15 và luôn gắn bó với người dân Kyoto kể từ đó. Ở Kyoto có tiệm đã làm Yatsuhashi gần 200 năm...
Món bánh này đã có một lịch sử rất lâu đời, từ tận thế kỷ 15 và luôn gắn bó với người dân Kyoto kể từ đó cho tới tận ngày nay. Tương truyền, bánh Yatsuhashi được tạo ra bởi Yatsuhashi Kengyo, một nhạc sĩ sống trong thời kỳ Edo. Ông sử dụng bột gạo, bột quế và nhân đậu đỏ, gói chúng lại thành chiếc bánh hình tam giác, giống như những khuông trên cây đàn koto.
Đầu thế kỷ thứ 19, món bánh Yatsuhashi đã trở thành một món quà cho khách du lịch đến Kyoto không thể bỏ qua. Các quầy bán đồ lưu niệm tại bất cứ địa danh nào ở Kyoto đều bày những hộp bánh Yatsuhashi được đóng gói trang trọng để du khách có thể mua về làm quà cho người thân. Thập niên 60 của thế kỷ trước, món bánh Yasuhashi không nướng, hay còn gọi là Hijiri xuất hiện.
Thay vì nướng, bột được cắt thành những hình vuông, cho nhân Azuki (đậu đỏ nấu chín, giã mịn xào với đường) và gấp lại theo đường chéo tạo thành những chiếc bánh hình tam giác xinh xinh như chiếc gối nhỏ.
Ban đầu, mọi người gọi chúng là “bánh nếp”, nhưng sau khi ông qua đời, để tưởng nhớ những đóng góp của ông đối với nền âm nhạc Nhật Bản thì món bánh đã được mang tên ông – Yatsuhashi.
món bánh Yatsuhashi là món ăn được sáng tạo từ nhạc sĩ Yatsuhashi Kengyo |
Cách làm món ăn này cũng không có gì cầu kỳ. Nguyên liệu chính bao gồm: bột nếp, đường trắng, đường nâu nhạt, một nhúm muối nhỏ, nước sạch, bột đâu tương đã rang chín xay thành bột mịn, bột trà xanh (nếu làm bánh trà xanh) hoặc quế (nếu làm bánh vị quế). vừng đen, hoa anh đào.
Tuy nhiên, phần bột nếp cho món bánh này được làm ra khá cầu kỳ. Được biết, có hai loại Yatsuhashi, một loại yêu cầu nướng và loại kia không cần nướng. Cả hai đều được làm từ gạo nếp vo sạch, ngâm vài giờ, sau đó nấu chín thành xôi. Những hạt xôi dẻo, trắng tinh sau đó được cho vào cối đá, dùng chày gỗ giã mịn. Một chút đường và một chút bột quế được trộn vào trong quá trình giã cho đến khi khối bột vừa dẻo vừa mềm.
Tiếp đó bột sẽ được cán mỏng, cắt miếng hình vuông, gói vào trong đó nhân đậu đỏ và gấp đôi lại để tạo thành hình tam giác. Đối với phần nhân bánh, đậu đỏ hoặc đậu trắng nghiền thành bột và xào với đường thành hỗn hợp đặc quánh.
Khi tiến hành làm bánh, bước đầu tiên, bột nếp đã trộn và giãn mềm + nước + đường + muối + bột trà (hoặc bột quế) trộn thật đều trong một chiếc tô sứ chịu nhiệt. Đậy kín bằng màng nylon thực phẩm. Sau đó cho vào lò vi sóng, với công suất 500W, đặt thời gian 1 phút 40 giây. Lấy ra, dùng đũa khuấy đều. Đậy màng nylon lại như cũ. Cho vào lò vi sóng lần 2, nhưng với thời gian chỉ 1 phút. Khi lấy ra khỏi lò, để khoảng 5 phút mới mở màng nylon tránh bột tạo bị khô mặt nhanh do bốc hơi nước.
Bước tiếp theo, lấy phần bột vỏ bánh đã trộn, rắc đều bột khô lên bàn cán cho khỏi dính. Trút bột đã chín ra khỏi tô khi còn nóng. Cán cho thật mỏng và độ dày đều nhau. Sau đó xắt nhỏ phần bột thành từng miếng vuông 10x10cm. Cho một muỗng nhân vào giữa bánh và gấp lại theo đường chéo như một chiếc bánh gối hoặc làm theo hình chữ nhật.
Làm không khó, nhưng cần sự khéo léo, tỉ mỉ
Với loại bánh cần nướng, khối bột nếp chín được cán mỏng, cắt thành từng miếng hình chữ nhật dài, đặt lên khuôn và nướng giòn. Loại bánh này chính là loại mô phỏng cây đàn Koto của người nghệ sỹ nổi tiếng năm xưa. Trong những năm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ II, Yatsuhashi hiếm được hiện diện trong những buổi dùng trà của người dân Nhật Bản do sự khan hiếm gạo.
Có thể nói, mặc dù nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng để làm ra được những chiếc bánh thơm ngon, một người thợ phải theo học nghề từ 3 đến 5 năm mới có thể thuần thục. Cách làm tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của người làm ra nó và không phải ai làm Yatsuhashi cũng đều ngon cả. Để làm ra được những chiếc bánh xinh xắn và có hương vị hoàn hảo, một người thợ phải theo học nghề từ rất sớm và phải mất từ 3 đến 5 năm rèn luyện mới có thể coi là “có nghề” được.
Món bánh Yatsuhashi đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ |
Ăn Yatsuhashi đúng kiểu truyền thống là phải sử dụng chiếc tăm cắt bánh thành hai miếng. Hương vị của Yatsuhashi là tổng hòa của bánh nếp mềm dẻo, thơm hương quế hoặc trà xanh, vừng đen, hòa quyện cùng nhân đậu đỏ bùi bùi ngon ngọt. Món bánh này có hương vị rất thanh nhẹ và không hề gây ngán.
Yatsuhashi ngon nhất là được ăn cùng một cốc matcha, trong bữa trà chiều kiểu truyền thống của người Nhật. Cắt một miếng bánh, nhấp một ngụm trà, ngắm nhìn đường phố sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm ẩm thực thú vị nhất về cố đô Kyoto cổ kính ở xứ sở hoa anh đào.
Dù ngày nay, Yatsuhashi có mặt ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, nhưng tại chính cố đô Kyoto – quê hương của món bánh này, bạn mới có thể tìm thấy Yatsuhashi có hương vị tinh tế nguyên bản từ những cửa hàng có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ.
Những cửa hàng bán món bánh này nổi tiếng nhất tại Kyoto có thể kể đến Izutsu Yatsuhashi, được mở cửa vào năm 1805; Honke Nishio đã duy trì cửa hàng từ năm 1678, hay Otabe cũng có tuổi đời lên đến 72 năm. Những cửa hàng này không chỉ có Yatsuhashi ngon mà còn bán nhiều loại bánh kẹo Nhật truyền thống khác.