“Đòn bẩy” thoát nghèo của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

(PLO) - Trà Vinh là tỉnh nghèo thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có điểm xuất phát thấp, hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer. Do đó, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cho bà con có ý chí vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại tỉnh Trà Vinh, tất cả các Tổ tiết kiệm và vay vốn duy trì thường xuyên lịch sinh hoạt định kỳ và tiến hành bình xét công khai, dân chủ cho các tổ viên vay vốn (Trong ảnh: Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú đang tiến hành họp bình xét cho vay)
Tại tỉnh Trà Vinh, tất cả các Tổ tiết kiệm và vay vốn duy trì thường xuyên lịch sinh hoạt định kỳ và tiến hành bình xét công khai, dân chủ cho các tổ viên vay vốn (Trong ảnh: Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú đang tiến hành họp bình xét cho vay)

Để đồng vốn vay ưu đãi phát huy hiệu quả, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh Trà Vinh luôn đặc biệt quan tâm, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc rà soát, bình xét đối tượng thụ hưởng; đồng thời lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách thức làm ăn kinh tế cho hộ vay.

Cán bộ NHCSXH thường xuyên bám cơ sở, phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền chương trình tín dụng mới, hướng dẫn các thủ tục vay vốn và kịp thời giải đáp những vướng mắc của bà con
Cán bộ NHCSXH thường xuyên bám cơ sở, phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền chương trình tín dụng mới, hướng dẫn các thủ tục vay vốn và kịp thời giải đáp những vướng mắc của bà con

Thông qua 106 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, 15 năm qua NHCSXH tỉnh Trà Vinh đã cho 127.683 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn với tổng dư nợ 1.917 tỷ đồng. Qua đó, góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Trà Vinh giảm 2%, riêng vùng đồng bào dân tộc Khmer giảm tới 3%.

Gia đình bà Kim Thị Tha (giữa), người dân tộc Khmer ở ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú sử dụng 10 triệu đồng vốn vay hộ nghèo để nuôi bò sinh sản. Được cơ quan khuyến nông hướng dẫn cách thức chăm sóc đúng kỹ thuật, gia đình bà đã phát triển được đàn bò 7 con có trị giá 200 triệu đồng. Đồng thời, 6 người con của bà được học hành đầy đủ nhờ đồng vốn chính sách
Gia đình bà Kim Thị Tha (giữa), người dân tộc Khmer ở ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú sử dụng 10 triệu đồng vốn vay hộ nghèo để nuôi bò sinh sản. Được cơ quan khuyến nông hướng dẫn cách thức chăm sóc đúng kỹ thuật, gia đình bà đã phát triển được đàn bò 7 con có trị giá 200 triệu đồng. Đồng thời, 6 người con của bà được học hành đầy đủ nhờ đồng vốn chính sách
Niềm vui thoát nghèo ngập tràn trong căn nhà còn thơm mùi vữa của gia đình chị Kim Thị Tha
Niềm vui thoát nghèo ngập tràn trong căn nhà còn thơm mùi vữa của gia đình chị Kim Thị Tha
Chị Thạch Ngọc Truyền ở ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú sử dụng 24 triệu đồng vốn hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích trồng khổ qua và đậu bắp. Nguồn vốn ưu đãi đã thâm nhập và đồng hành cùng đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh trong mọi hoàn cảnh, tạo cho bà con có ý chí, động lực vươn lên, làm thay đổi cuộc sống
Chị Thạch Ngọc Truyền ở ấp Bến Trị, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú sử dụng 24 triệu đồng vốn hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích trồng khổ qua và đậu bắp. Nguồn vốn ưu đãi đã thâm nhập và đồng hành cùng đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh trong mọi hoàn cảnh, tạo cho bà con có ý chí, động lực vươn lên, làm thay đổi cuộc sống

Đọc thêm