Tòa chưa xử đã thắng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nước Anh hiện không thiếu chuyện gây ồn ào trên chính trường và trong xã hội mà lại thêm chuyện ồn ào mới.
Một bức ảnh chụpVirginia Giuffre (giữa)và Hoàng tử Andrew năm 2011.
Một bức ảnh chụpVirginia Giuffre (giữa)và Hoàng tử Andrew năm 2011.

Thủ tướng nước này Boris Johnson đang chịu áp lực từ chức rất mạnh do vẫn tiến hành tiệc tùng đông người giữa khi cả nước thực hiện cách ly và giãn cách xã hội,dịch bệnh vẫn hoành hành và việc xử lý những thủ tục còn lại của chuyện nước Anh ra khỏi EU vẫn còn dang dở ngổn ngang... Giờ lại thêm chuyện liên quan trực tiếp đến Hoàng gia Anh.

Sau thời gian dài kiên định thái độ ủng hộ người con trai thứ hai làHoàng tử Andrewtrước những tai tiếng và cáo buộc là đã quấy rối và xâm hại tình dục một phụ nữ Mỹ tên là Virginia Giuffre khi người này 17 tuổi, Nữ hoàng Anh Elizabeth II - người đứng đầu hoàng gia Anh đã tách biệt hoàng gia với Hoàng tử Andrew.

Vị Hoàng tử này bị tước bỏ tất cả mọi tước hàm đã được tấn phong và nắm giữ lâu nay trong hoàng tộc và trong quân đội Anh, tức là từ nay chỉ còn như mọi người Anh bình thường khác.

Điều này cũng còn có nghĩa là một khi bị triệu ra trước vành móng ngựa của tòa án ở Mỹ, Hoàng tử Andrew chỉ còn là công dân Anh với tên gọi là Andrew, trước tòa án không có thành viên nào của Hoàng gia Anh mà chỉ có một công dân Anh. Chắc chắn các cáo buộc, bằng chứng và luận tội bất lợi cho hoàng tử Andrew phải rất nặng nề và đặc biệt là phải rất xác thực thì Nữ hoàng Anh Elizabeth II mới buộc phải buông bỏ sự hậu thuẫn kiên định lâu nay dành cho đứa con trai thứ hai của mình.

Phiên toà xét xử vụ việc chắc chắn sẽ không diễn ra bởi bên bị sẽ tìm mọi cách để phiên tòa không diễn ra, cụ thể bằng thông lệ tư pháp rất phổ biến ở nước Mỹ là thỏa thuận giữa bên bị và bên nguyên ở bên ngoài phạm vi tòa án và tốt nhất còn trước khi mở phiên xét xử.

Theo luật pháp hiện hành của nước Mỹ, vì chuyện quấy rối và xâm hại tình dục cô gái kia xảy ra cách đây đã quá lâu và quá hạn bị truy tố hình sự nhưng vẫn có thể bị coi là vụ án dân sự. Tòa án vẫn có thể và vẫn phải mở phiên tòa xét xử, vẫn phải đi tới phán quyết là vị Hoàng tử kia có tội hay vô tội và trong trường hợp có tội thì phải bồi thường cho bên nguyên bao nhiêu tiền.

Tiền để bồi thường cho người phụ nữ thì chắc chắn bị cáo và Hoàng gia Anh không thiếu, nhưng bị tòa chính thức kết tội và khép vào khung hình phạt dân sự thì lại là chuyện hoàn toàn khác về bản chất và ý nghĩa đối với bên bị và Hoàng gia Anh.

Bởi thế, Nữ hoàng Anh Elizabeth II mới buộc phải tước bỏ mọi tước hiệu và hàm cấp của người con trai thứ hai trong hoàng tộc và quân đội đểtránh hình ảnh và cảm nhận là người của hoàng tộc bị đưa ra trước vành móng ngựa, đồng thời lại còn phải làm việc này trước khi quá muộn và theo phương châm cẩn thận vẫn hơn.

Mặt khác, chắc chắn phía vị Hoàng tử kia sẽ tìm mọi cách để thương thảo với bên nguyên về thoả hiệp ở bên ngoài phạm vi tòa án. Cốt lõi của những thoả hiệp như thế này thường là mức độ và cách thức bồi thường.Nhưng cho dù phiên toà xét xử vụ việc rồi đây có diễn ra hay không thì Hoàng gia Anh và vị Hoàng tử kia đều vẫn đã bị thua và tòa án ở Mỹ chưa cần xử đã thắng.

Đọc thêm