Tranh cãi ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 3: Bí ẩn chưa có hồi kết

(PLVN) - Liên tiếp những bức ảnh chụp được về quái vật hồ Loch Ness, thậm chí điện ảnh cũng không đứng ngoài cuộc để tăng thêm sự hoài nghi của dư luận về việc có hay không quái vật hồ Loch Ness. Những cuộc nghiên cứu vẫn tiếp diễn và cho đến nay, sự thật về bí ẩn này vẫn còn chưa được làm sáng tỏ...
Tranh cãi ngàn năm về quái vật hồ Loch Ness - Kỳ 3: Bí ẩn chưa có hồi kết

Những bức ảnh gây tranh cãi

Những bức ảnh chụp dưới nước trong năm 1972 và 1975 là những chứng cứ rất có lợi cho việc nghiên cứu thủy quái hồ Loch Ness. Tối 7/8/1972, Học hội Khoa học ứng dụng có trụ sở tại bang Massachusetts và các điều tra viên thuộc Cục Điều tra thủy quái hồ Loch Ness đã đến tuần du khảo sát vùng nước vịnh lớn, phía Đông hồ. 

Có một chiếc tàu được trang bị máy đo siêu âm, một tàu khác có thiết bị đèn chớp điện tử và thiết bị chụp ảnh (đèn chớp điện tử là đèn chớp sáng nhanh bằng ống phóng điện tử, thường dùng cho quay phim chụp ảnh). 

Hồi 1h sáng, máy đo siêu âm xác định ở nơi cách xa 35m có một vật thể lạ, nó đang ở trong phạm vi cho phép để chiếu sáng và chụp ảnh trong nước. Nhưng chắc chắn là do chùm tia sáng đèn khỏng quét đúng chỗ cho nên kết quả chụp ảnh là không có. 

40 phút sau, máy siêu âm lại xác định có hai vật thể lạ dài 6m và 9m. Chúng ở cách nhau 3,5m. Và hình như có một con ếch to nào đó đang chạy trốn trước mặt chúng như thể là một cuộc rượt đuổi con mồi. Vài phút sau, máy đo thấy mất tín hiệu phản hồi. 

 

Các nhà điều tra thuộc Học hội khoa học ứng dụng đưa cuốn phim chụp bằng máy chụp ảnh dưới nước về rửa phim tại Công ty Vật tư Máy ảnh Insam Kodak của Mỹ. Trong đó có 2 cảnh thể hiện hình như là chỉ ở dạng vây to mọc trên thân mình một động vật thô nháp. Còn một ảnh khác thể hiện hình ảnh mơ hồ của hai vật thể (chụp đúng lúc máy đo sóng âm cho kết quả dò thấy). Một trong hai vật thể có độ nét hơn, cho thấy rằng đó là con quái vật hồ Loch Ness theo tiêu chuẩn: cổ dài, hình khối to lớn và có vây. 

Bởi nước hồ có chất than bùn nên bức ảnh chụp phần vây của nó không được rõ. Để làm nó được nét hơn, cảc nhà nghiên cứu đã đưa nó vào phòng thí nghiệm phun nén khí. Phòng thực nghiệm này thường dành cho việc nghiên cứu ảnh có tiêu chuẩn rất cao của chính phủ, quân đội và các ngành khoa học kỹ thuật. 

Ở đây, nhờ sự trợ giúp của máy tính cao cấp xử lý làm tăng độ nét, có thể xóa bỏ nhiều chấm đen trên ảnh gốc. Bức ảnh sau khi được xử lý đã trở nên rõ nét, được đăng trên tạp chí “Tự nhiên” và nhiều tờ báo khác. Các nhà điều tra viết rằng: “Kỹ thuật này đã được chứng minh là một biện pháp rất thiết thực, được dùng trong vìệc làm rõ cảc ảnh chụp trong thám hiểm vũ trụ, giúp phân bìệt đầu vân tay trong pháp y, xác định các nhiễm sắc thể trong nghiên cứu y học. Nó không thể sáng tạo ra các hình ảnh ở nơi vốn không có hình ảnh gì”.

Quan sát phần vây trong ảnh, các nhà nghiên cứu quái vật hồ Loch Ness nhận thấy nó dài từ 1,5 đến khoảng 2m. Những người nghiên cứu siêu âm và ghi chép lại cũng tán thành rằng vật thể mà thiết bị đo siêu âm nhận biết chính là vật thể đã chụp được. 

Đối với ông Nicole Way Shen, phóng viên Đài truyền hình Anh quốc (là tác giả một cuốn sách bán rất chạy viết về thủy quái hồ Loch Ness) thì: “Sự trùng hợp giữa kết quả của máy đo bằng siêu âm và ảnh chụp, rõ ràng đã thể hiện rằng thủy quái hồ Loch Ness là có tồn tại. Hai kết quả đã chứng minh lẫn cho nhau về sự chân thực. Đây là một bước đột phá”. 

Các nhà khoa học và các nhà báo đã thực sự bắt đầu chú ý đến sự kiện này. Ngay tạp chí “Thời đại” vốn ngại đăng những sự kiện hiếm hoi kỳ dị cũng có bài nói rằng: “Có lẽ giờ đây những người thường nghi ngờ sự tồn tại của thủy quái hồ Loch Ness cũng không thể không nhìn nhận lại thái độ hoài nghi của mình”. 

Hai bức ảnh liên tiếp

Tháng 6/1975, Sở Điều tra nhận được những chứng cứ rất đáng kinh ngạc. Đó là hai bức ảnh sống động chụp cách nhau 7 giờ đồng hồ trong sáng ngày 20/6/1975. 

Theo tờ “Bình luận khoa học kỹ thuật” (Technology Review) thì bức ảnh thứ nhất cho ta thấy “nửa thân trên, cổ và đầu của con vật đang sống”. Tuy nhiên, độ tin cậy của nhận định này không được cao, cũng vì nước hồ đục; nhưng dù sao thì cũng không cần phải tưởng tượng quá nhiều để nhận ra các đặc trưng của con vật trong bức ảnh này. 

Bức ảnh thứ hai làm người ta càng khó tin hơn, vì nó cho ta thấy rõ phần đầu con thủy quái, trên đầu lại có cái mà nhưng người từng chúng kiến quen gọi là sừng. Một nhà điều tra động vật nước ngọt nói: “Theo tính toán, phần “cổ” con vật dài chừng 40cm; phần mồm dài 25cm, rộng l5 cm; chỗ gồ lên ở giữa, có sừng dài 2m”. Bức ảnh này được lưu hành rộng rãi, mọi người gọi nó là bức ảnh đầu quái thú”.

Thoạt đầu, mọi phản ứng của cảc nhà khoa học đối với chứng có mới này làm những người vốn tin rằng có thủy quái hồ Loch Ness tràn đầy hy vọng. Bởi lẽ sau khi xuất hiện bức ảnh này, nhiều nhà động vật học đều khẳng định dứt khoát và tán thành hoặc tuyên bố “có khả năng thủy quái hồ Loch Ness tồn tại thật sự”. 

Nhưng, các nhà khoa học của Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh quốc thì lại có thái độ nghi ngờ. Bởi vì, bức ảnh chụp năm 1975, phần cổ và phần đầu con vật nhìn không được rõ nét (theo nhũng người tin rằng thủy quái hồ Loch Ness là có thật thì “ảnh không nét là vì chỗ đó bị khuất ánh sáng) nên họ cho rằng bức ảnh không thể hiện trực tiếp rằng con vật ấy có tồn tại.

Họ viết: “Hình ảnh trong bức ảnh, có lẽ nên giải thích là có 2 vật thể, và có thể tưởng tượng rằng có rất nhiều vật thể nổi bồng bềnh có thể có hình dạng như thế”.

Thế là mọi người bắt đầu hoài nghi đối với bức ảnh của Học hội Khoa học ứng dụng. Năm 1984, tạp chí Khoa học đại chúng trên mục “Phát hiện” đã nêu ý kiến riêng về việc sử dụng kỹ thuật để xử lý làm tăng độ nét bằng máy tính nhằm sửa lại bức ảnh chụp vây của con vật năm 1972. 

Họ cho rằng, bức ảnh này đã bị bí mật sửa chữa nhũng chỗ có nhiều chấm đen, chỗ mờ của bức ảnh, biến nó thành một thứ chứng cứ giả tạo về con vật lạ kia. Tuy nhiên, Học hội Khoa học ứng dụng đã không vì thế mà che giấu điều gì cả, họ thẳng thắn thừa nhận đúng là đã nhờ vào máy tính để sửa sang lại bức ảnh. 

Một người từng tham gia vào việc sửa sang bức ảnh trong Phòng thực nghiệm phun nén khí là ông Alan Gillespie hiểu rõ rằng Học hội Khoa học ứng dụng không hề bày đặt ra chuyện gì. Ông nói: “Phần khung nền của vây trong ảnh vốn đã rất rõ nét”. 

Một người đã tham gia các chương trình điều tra về thủy quái hồ Loch Ness và Moral là ông Adrian Hajin đã kiên quyết cho rằng “đầu con quái thú” năm 1975 chẳng qua chỉ là một khúc cây mục. 

Ông đã đưa một khúc cây mục ra mặt hồ Loch Ness rồi chụp ảnh. Hajin đã đặt bức ảnh này bên cạnh bức ảnh “đầu con quái thú”, rồi phát biểu về những chỗ giống nhau của chúng. Một trong những người nổi tiếng trong việc theo đuổi thủy quái hồ Loch Ness là ông Tim Dunstan nêu một cách giải thích khác: “Nếu nhìn bức ảnh từ một góc độ khác, sẽ thấy con vật trong ảnh rất giống xác một cỗ máy xe ô tô du lịch, xe tải liền với hệ thống ống xả của nó. Thứ này thường hay bị người ta ném xuống vịnh Okte để tàu thuyền thả neo cho neo bám vào”.

Chính vì những lẽ đó, những chứng cứ được coi là xác đáng để chứng minh rằng có thủy quái hồ Loch Ness khi trước, rốt cuộc lại gây nên mối nghi hoặc càng nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với đại đa số các nhà nghiên cứu thì những bức ảnh nói trên vẫn cho thấy những hình ảnh rất giống một phần nào đó của cơ thể con vật.

(Còn nữa) 

Đọc thêm