Nhiều bộ phim kinh điển về quái vật
Đây là bộ phim đầu tiên về đề tài này. Hình ảnh trong phim là một con vật vừa dài vừa sẫm đen vừa ngoi lên mặt hồ cách bờ độ 100m. Cũng như phần lớn các bộ phim về thủy quái hồ Loch Ness sản xuất về sau, bộ phim này rất hấp dẫn nhưng cũng không cho ta bất cứ một câu trả lời nào về có hay không một con vật kỳ lạ trong hồ Loch Ness nói trên.
Cũng có một bộ phim đem đến cho người xem một vài mối dây liên hệ song đã thất lạc (nếu thực sự là có bộ phim này). Theo kể lại, nó là tác phẩm của bác sĩ có tên là Marley làm vào những năm 30 của thế kỷ XX.
Phim dài vài phút, diễn tả một động vật có 3 cái bướu thịt, đầu hình nón, có 2 sừng, cổ dài, bờm cứng; khi nó xoay ngưòi có thể nhìn thấy vây. Theo họa sĩ Alastan Dallas, là bạn thân của ông Marley cho biết, ông bác sĩ sợ rằng mình sẽ bị chế giễu nên không dám đưa bộ phim ra trình làng. Một nhà điều tra về thủy quái hồ Loch Ness vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã nghe ông Dallas nói về bộ phim này.
Quái vật hồ Loch Ness thể hiện rõ nhất qua bức ảnh chụp năm 1934 của một khách du lịch. |
Trong vài chục năm sau này, có nhiều bộ phìm về thủy quái hồ Loch Ness nối nhau ra đời. Năm 1977, nhà sinh vật học Micheal đã xem 22 bộ phim loại này. Ông cho rằng, một nửa trong số đó vì chất lượng thấp nên ông không để tâm, còn 6 bộ phim khác thì đã lầm tưởng một động vật đã biết là thủy quái hồ Loch Ness; có 5 bộ phim hàm chứa những “chứng cứ xác đáng”, trong đó có một tác phẩm của Disk Dan.
Ngày 23/4/1960, cũng là ngày cuối trong 6 ngày của Disk khi ông quan sát hồ Loch Ness. Lúc ấy ông đang ngồi trong ô tô đỗ ở dốc núi gần bờ phía Đông hồ Loch Ness. Bỗng ông thấy cách bờ hồ chừng l km có một vật thể khác thường đang bất động dưới hồ nước.
Qua ống nhòm, ông thấy nó có hình oval, “phần lưng đầy đặn, đang đứng sững trên mặt nước”. Thế rồi “nó bắt đầu di chuyển, tôi thấy phía mặt nước ở xa tôi hơn đang gợn sóng lăn tăn. Tôi hiểu ngay rằng tôi đang nhìn thấy lưng của một động vật có bướu thịt và nó đang hoạt động!”. Ông đã quay trong 4 phút bằng cuốn phim cỡ 16mm, cho đến khi vật thể dần bơi đi, thân nó chìm vào trong nước. Vì đã hết phim, ông đành ngừng quay. Ông chờ nó nhô đầu và cổ ngoi lên xem sao, nhưng không thấy gì nữa.
Sau đó không lâu, ông Disk đã rất sáng suốt mời một đồng nghiệp đi thuyền theo tuyến ông từng nhìn thấy con vật kia để quay phim. Năm 1966, Trung tâm Trinh sát tình báo thuộc Liên hiệp Không quân Anh quốc đã nghiên cứu bộ phim thứ nhất và dùng bộ phim thứ hai để so sánh.
Một bộ xương khổng lồ dạt vào bờ được cho là của thủy quái hồ Loch Ness. |
Các thành viên của Trung tâm có thể xác định khá chính xác về kích cỡ và tốc độ của thuyền. Họ kết luận: vật thể trong bộ phim thứ nhất không phải là tàu thuyền (mọi người đều nhất trí với cách giải thích này) và “có thể là một cơ thể sống. Cơ quan này còn phân tích và cho rằng vật lồi lên trên vật thể ấy có kích thước từ 3,5 đến 5m cao hơn mặt nước khoảng 1m. Tốc độ di chuyển khoảng l5km/h.
Cuốn phim do ông Disk quay được coi là chứng cứ chủ yếu chứng minh sự tồn tại của thủy quái hồ Loch Ness. Những năm về sau, hầu như không có ai nêu lên ý kiến nghi ngờ nghiêm trọng về cuộc nghiên cứu của Trung tâm trinh sát tình báo thuộc Liên hiệp Không quân Anh quốc.
Ứng dụng công nghệ để tìm thủy quái
Thiết bị Sonar (sóng âm) đã từng được sử dụng nhiều để tìm những mục tiêu tương tự như thủy quái hồ Loch Ness. Vụ việc thứ nhất xảy ra vào năm 1954, khi một tàu buôn phát hiện ở độ sâu cách đáy tàu 120m có một vật thể to lớn đang bơi qua.
Trong những năm 1968-1970, ông Tack thuộc Đại học Birmingham cùng đồng nghiệp đã sử dụng máy Sonar để truy tìm (từ trên bờ, rồi từ trên thuyền) những sinh vật dài 6m đang bơi dưới đáy hồ và xung quanh hồ. Có lúc chúng cụm lại thành đàn, có lần phát hiện có từ 5-8 con cụm lại. Xét hành động, tốc độ và kích thước của chúng, ông Tack cho rằng chúng không phải là cá.
Các dự án điều tra thủy quái hồ Loch Ness và Moral được một số công ty kỹ thuật và điện tử làm hậu thuẫn. Trong hoạt động tìm kiếm này, cuộc “hành động nhận dạng dưới biển sâu” năm 1987 là phức tạp và cũng nổi tiếng nhất. Người ta đã dùng 20 tàu thuyền để thăm dò đáy hồ Loch Ness bằng thiết bị Sonar từ ngày 8 đến ngày 10/10/1987. Tuy nhiên, họ mới chỉ tìm kiếm được ở nửa phía nam của hồ Loch Ness, và dù sao thì họ cũng đã lập được 10 kỷ lục.
Có nghiên cứu cho rằng, thủy quái hồ Loch Ness là một loài lươn, cách nghĩ này tuy độc đáo lạ lùng, song cũng là một cách giải thích có thể tìm được. Coi thủy quái hồ Loch Ness có thể là một loài hải tượng hoặc hải ngưu (động vật có vú sống dưới nước, ăn thực vật), cách nghĩ này tuy quá khác thường song cũng làm người ta chấp nhận.
Vấn đề duy nhất tồn tại là những con vật này có ngoại hình khác xa so với các báo cáo hoặc phim ảnh ghi lại về ngoại hình của thủy quái hồ Loch Ness.
Một cách giải thích phổ biến nhất là cho rằng thủy quái hồ Loch Ness chính là loài rồng cổ rắn còn sống sót và chúng đã thích nghi với môi trường giá lạnh của hồ Loch Ness.
Tuy nhiên, có một số nhà điều tra như ông Micheal hì lại có thiên hướng tán thành lập luận về “Gloton thủy tổ” (nó là một loài cá voi có hình dạng rắn sống ở thời thượng cổ xa xưa, nay đã tuyệt chủng).
Không có một lập luận nào có thể phù hợp hoàn toàn với các tư liệu đã để lại, thậm chí là các nhà điều tra về thủy quái hồ Loch Ness cũng mỗi người một ý kiến riêng khi đề cập đến cái gọi là “tư liệu”. Chính vì thế, những tranh cãi và lập luận về có hay không thủy quái hồ Loch Ness đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Mọi nghiên cứu về bí ẩn này như vẫn dày thêm các công trình mà chưa dừng lại.