Trung Hoa bí sử - (Bài 7): Những cuộc tuyển chọn và thị tẩm phi tần với hàng trăm quy tắc trong Tử Cấm thành

(PLVN) - Nhiều cô gái dưới triều đại phong kiến đều mong ước được nhập cung và trở thành phi tử của Hoàng đế Trung Hoa để có thể hưởng vinh hoa, phú quý. Tuy nhiên, không dễ dàng gì để có thể trở thành phi tần của các vua chúa. Hàng trăm quy tắc được đặt ra để các thiếu nữ có thể bước chân tới hoàng cung và trở thành người được nhà vua ưu ái, lựa chọn để được ân sủng.
Để có thể trở thành phi tần các cô gái phải trải qua một quá trình kiểm tra gắt gao (Ảnh minh họa).
Để có thể trở thành phi tần các cô gái phải trải qua một quá trình kiểm tra gắt gao (Ảnh minh họa).

Gắt gao hơn thi Hoa hậu

Khi nói tới có bao nhiêu thê thiếp của hoàng đế Trung Quốc qua các triều đại phong kiến, người Trung Quốc thường dùng câu “Tam cung, lục viện, thất thập nhị phi” hoặc “hậu cung xinh đẹp ba ngàn người” để hình dung.

Trong “Lễ ký” ghi chế độ hậu phi của triều nhà Chu như sau: “Thiên tử đời xưa có sáu hậu cung, ba phu nhân, chín tần hai mưoi bẩy thị nữ tám mươi mốt thiếp” có nghĩa là hoàng đế có  6 cung nương nuơng, 3 phu nhân, 9 phi tần, 27 thị nữ, 81 vợ, cộng tất cả lại là 126 ngưòi với các cấp bậc khác nhau. Đây là những ghi chép bằng chữ sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc về “chế độ hậu phi”. 

Từ thời nhà Tần (265-420), triều đình đã tiến hành chọn tú nữ để họ trở thành phi tần của hoàng đế. Các tiêu chí lựa chọn phi tần cũng thay đổi khác nhau dưới những triều đại. Thời nhà Minh, tất cả phụ nữ trẻ trong nước đều phải tham gia tuyển chọn, trừ những người đã kết hôn, bị tật hoặc dị dạng.

Tuy nhiên, đến đời nhà Thanh từ thời hoàng đế Thuận Trị (1638-1661), hoàng tộc bắt đầu giới hạn chọn phi tần cho vua trong các gia đình Bát kỳ, chủ yếu là người Mãn Châu và Mông Cổ. Quy tắc này được đặt ra bởi nhà Thanh là triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập. Bát kỳ là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu. 

Ba năm một lần, Bộ Hộ phối hợp với Nội vụ phủ sẽ gửi thông báo tuyển tú nữ tới quan lại ở kinh thành và các gia đình Bát Kỳ trên khắp cả nước. Quan chức sau đó gửi danh sách những thiếu nữ đủ tiêu chuẩn tới Bộ Hộ và Nội vụ phủ ở kinh thành.

Các phi tần khi được thị tẩm cũng phải tuân theo hàng loạt các quy tắc khắt khe (Ảnh minh họa).
Các phi tần khi được thị tẩm cũng phải tuân theo hàng loạt các quy tắc khắt khe (Ảnh minh họa).  

Các cô gái được lựa chọn dưới thời nhà Thanh sẽ được đưa tới Thần Vũ Môn vào ngày đã được chỉ định. Cha mẹ, họ hàng, người đứng đầu thị tộc hoặc quan lại địa phương sẽ đi cùng những cô gái này.Gần 100 ứng viên được chọn sẽ được các nữ quan đào tạo. Cơ thể họ cũng được kiểm tra để đảm bảo không mắc bệnh ngoài da, mùi cơ thể và những vấn đề khác. 

Tiêu chuẩn về sắc đep, thân thể, tướng mạo là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng khi tuyển phi tần. Các cô gái được lựa chọn đều không quá 20 tuổi,nếu bị khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào thì sẽ bị loại ngay tức khắc. 

Ngoài ra, mỗi triều đại còn có một số điều cực kỳ khắc khe như chiều cao cơ thể và chiều dài đôi chân. Về tướng mạo, các nữ nhân phải có nhan sắc xuất chúng, ngũ quan cân đối, tóc phải dài và đen nhánh. Những cô gái đẹp nhất sẽ được vào phòng kín để kiểm tra những vị trí kín đáo trên cơ thể và trinh tiết. Với một số tiêu chí, mỗi triều đại có 1 yêu cầu khác nhau. Ví dụ như có một số triều đại yêu cầu bàn chân nhỏ, một số triều đại lại tuyển chọn nữ có vòng eo lớn. Các triều đại cũng tuyển chọn các phi tần ở độ tuổi khác nhau.

Những người được lựa chọn cuối cùng sẽ được rèn luyện cách nói năng, cử chỉ, đi lại, hành vi được phép. Họ cũng được dạy đọc sách, viết chữ, cầm, kỳ, thi, họa. Cuối cùng, những ứng viên nổi bật sẽ dành ra vài ngày để hầu hạ mẹ của hoàng đế, chăm sóc các nhu cầu hàng ngày của bà. Họ cũng phải trải qua các cuộc kiểm tra trong lúc ngủ để xem có thói quen xấu như ngáy, phát ra mùi, nói mê hoặc mộng du hay không.

Mỏi mòn chờ được thị tẩm

Phải trải qua quy trình gắt gao, nghiêm ngặt để có thể bước chân vào hoàng cung nhưng chỉ vài người trong số đó nhận được sự chú ý của Hoàng đế và được sủng ái. Phần lớn các phi tần sẽ sống cuộc đời cô độc trong cung cấm. Điều đó đã dẫn đến những màn cung đấu bởi sự ghen tuông, đố kỵ hãm hại lẫn nhau giữa họ để có được sự sủng ái của Hoàng đế. 

Các phi tần có phòng riêng và sẽ lấp đầy những ngày tháng nhàn rỗi, tẻ nhạt của họ bằng cách trang điểm, may vá, đàn hát và gặp gỡ những phi tần khác. Nhiều người trong số họ sống cả đời trong cung mà không một lần được gặp mặt vua.

Phi tần bị cấm quan hệ tình dục với bất cứ ai khác ngoài vua. Phần lớn hoạt động của họ đều bị giám sát bởi thái giám, những người nắm giữ quyền lực lớn trong cung. Dù vậy, được nhà Vua để mắt và lựa chọn thị tẩm thì các phi tần phải phụ thuộc vào may mắn và có khi phải dùng đến thủ đoạn.

Phi tần mỹ nữ trong cung cấm luôn diễn ra cuộc chiến tranh sủng.(Ảnh minh họa).
Phi tần mỹ nữ trong cung cấm luôn diễn ra cuộc chiến tranh sủng.(Ảnh minh họa). 

Quy định trong hoàng cung rất nghiêm khắc, dù là ở vị trí nào đều phải tuân theo, đặc biệt nhất là khi hầu hạ Hoàng đế tại tẩm cung riêng. Tên các hậu phi sẽ được khắc trên các thẻ gỗ, sau đó Hoàng đế sẽ lựa chọn thẻ bài, người được chọn sẽ hầu hạ Hoàng đế tối hôm đó. 

Nếu may mắn được Hoàng đế lựa chọn thẻ bài, vị phi tần đó sẽ phải nhanh chóng thay y phục, tắm rửa sạch sẽ và thoa một số hương liệu lên cơ thể. Sau đó họ sẽ không mặc quần áo mà quấn chăn kín người rồi nằm chờ trên giường. Đến đúng giờ đã định, 3-4 thái giám sẽ nâng vị phi tần đó đến tẩm cung của Hoàng đế.

Ngoài ra còn một nguyên tắc quan trọng khác mà các hậu phi đều được chỉ dạy khi mới nhập cung: Không phát ra bất kỳ tiếng động nào trong quá trình thị tẩm. Thậm chí, họ không được phép mang bất kỳ món trang sức nào. Nguyên nhân có lẽ bởi vì nếu xuất hiện thích khách hoặc chính vị phi tần đó có ý muốn sát hại Hoàng đế thì tiếng ồn sẽ khiến thái giám và quân lính đứng bên ngoài không thể nắm được tình hình để cứu giá.

Nhiều phi tần sống cô quạnh cả đời trong cung cấp chưa từng một lần được gặp Hoàng đế (Ảnh minh họa).
Nhiều phi tần sống cô quạnh cả đời trong cung cấp chưa từng một lần được gặp Hoàng đế (Ảnh minh họa). 

Trong suốt thời gian đấy, sẽ luôn có một số thái giám đứng cạnh giường của Hoàng đế chờ lệnh, nơi họ đứng chỉ ngăn cách với bên trong bằng một bức màn mỏng. Khi những thái giám phát hiện vị phi tần bên trong có hành động sai trái, họ sẽ ho nhẹ một vài lần để nhắc nhở. Điều này đồng nghĩa với chuyện thái giám sẽ nhìn thấy toàn bộ nhất cử nhất động của Hoàng đế và phi tần.

Đáng lưu ý, ngoại trừ Hoàng hậu thì tất cả phi tử khác đều không được phép ngủ lại tẩm phòng của Hoàng đế. Quá trình thị tẩm chỉ được diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Khi đến thời điểm phải kết thúc, các thái giám đứng cạnh giường sẽ hô to một tiếng.Âm thanh này đồng nghĩa với chuyện thông báo với Hoàng đế rằng đã hết thời gian thị tẩm. Nếu Hoàng đế không có phản hồi thì thái giám sẽ tiếp tục ho nhẹ đến khi nhận được câu trả lời.

Sau đó, thái giám sẽ hỏi Hoàng đế: Giữ hay không giữ. Nếu đáp án là không giữ, các thái giám sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa dùng lực ấn mạnh vào các vị trí ở phần bụng để những gì mà Hoàng đế đã để lại trong cơ thể của nữ nhân đó chảy ra ngoài.Nhưng nếu Hoàng đế cho phép giữ lại, các thái giám sẽ lấy giấy bút ghi chép chi tiết lại để làm cơ sở đối chiếu về sau.

Kế đó, vị phi tần vừa kết thúc thị tẩm sẽ được quấn chăn rồi đưa về cung theo cách thức cũ. Đây cũng là một trong những việc khiến các phi tần cảm thấy xấu hổ và khó chịu vì không được xem trọng. Bởi họ không có thời gian để sửa soạn bản thân, cũng không thể mặc quần áo kín cơ thể trước bị các thái giám mang đi. Lúc này, họ trông như một món hàng hóa...

Đọc thêm