Nhường lại ghế vàng trên đỉnh Olympus
Theo nhà thơ sử thi Hy Lạp Hesiod, thì Hestia là con cả của Cronus và Rhea. Nàng là hiện thân của tổ ấm gia đình, là người bảo hộ nhà cửa và việc xây tổ ấm. Ngoài ra, công việc của nàng là canh giữ lửa sưởi tại các đền thờ, trong các buổi lễ tế, các toà thị chính của thành phố. Hestia còn là một trinh nữ bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi mọi điều xấu xa, tai ương.
Hestia sỡ hữu sắc đẹp không thua kém gì hai vị thần Hera và Demeter, nhưng nàng lại là một nữ thần hiền dịu, nhân từ, khoan dung, luôn lấy hoà nhã làm đầu khi xử lí các rắc rối chứ không trừng phạt mạnh bạo như các vị thần khác. Nếu như có một cuộc bình chọn hình tượng nữ thần chuẩn mực thì chắc chắc Hestia sẽ là người chiến thắng.
Khi Zeus giành được quyền cai trị bầu trời, ông phân chia 12 chiếc ghế vàng danh dự cho 12 vị thần tối cao ở đỉnh Olympus. Nhưng khi con trai Zeus là thần Rượu nho Dionysus được cha đón lên Olympus thì bị thiếu mất một ghế. Các vị thần đều nhìn nhau ái ngại, không biết phải xử lí sao thì nữ thần Hestia từ từ đứng dậy, nàng rời khỏi ghế vàng, nhường lại cho cháu trai mình. Hành động này làm các vị thần nhìn nàng bằng con mắt đầy ngưỡng mộ và tôn trọng.
Từ đó, nàng không bon chen vào cuộc sống quyền lực của một vị thần mà về ở ẩn, ngày ngày xuống thế gian chăm chút ngọn lửa cho nhiều gia đình, giúp họ xây dựng và bảo vệ tổ ấm nên được ai cũng yêu mến, kính trọng. Đây là một nữ thần đáng để mọi người học tập. Danh lợi, của cải, vật chất, ghen tuông, đố kỵ, giận dữ, mù quáng, sắc dục chỉ là những thứ tầm thường, tình người mới là đáng trân trọng.
Nữ thần Hestia trong thần thoại Hy Lạp. |
Giống như cô cháu gái Athena của mình, Hestia rất chuộng yên bình. Trong khi Athena đôi khi sẽ tham chiến nếu cần thiết, Hestia từ chối tham gia vào mọi cuộc tranh chấp, bất kể căn nguyên của vấn đề là gì. Niềm tin mạnh mẽ vào sự bình yên là một trong những lý do khiến cho Hestia, dẫu bản chất là vị nữ thần của mái ấm và gia đình, lại không hề kết hôn và có một gia đình của riêng mình. Dẫu như vậy, nhưng nàng vẫn có những người theo đuổi.
Thần Poseidon và Apollo - thần âm nhạc, đều chạy tới tán tỉnh nàng – hoặc ít nhất là hai người bọn họ muốn thế. Hai vị thần đôi co, tranh cãi thậm chí còn chuẩn bị các cuộc chiến tranh nhằm chiếm được nàng cho riêng mình. Không muốn mình trở thành chất xúc tác cho cuộc chiến, Hestia từ chối cả hai và kháng nghị tới tận chỗ Zeus để nhờ can thiệp.
Zeus cho phép Hestia từ đó về sau vẫn mãi là trinh nữ và tuyên bố sẽ bảo vệ nàng. Với sự chống lưng của Zeus, Hestia trang trọng thề rằng sẽ vĩnh viễn là một trinh nữ. Lời thề trinh bạch của nàng chính là lý do khiến nàng yêu cầu các “Trinh nữ Vesta” cũng phải giữ mình trong sạch trong suốt thời gian họ còn đang phụng sự nàng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tôn trọng lời thề giữ mình trong sạch của Hestia. Trong một kỳ lễ hội Dionysus, Priapus, con trai của Aphrodite và Dionysus, trông thấy Hestia và nổi lòng ham muốn với nàng. Cũng trong đêm đó, khi Hestia đang nằm ngủ, Priapus đã cố xâm hại nàng. Hắn ta đã gần như thành công, nhưng một con lừa đã kêu ầm lên và đánh thức vị nữ thần. Trông thấy Priapus, Hestia kêu thét lên, và hắn bỏ chạy. Từ đó về sau, lễ hội của Hestia luôn có sự hiện diện của những con lừa được tô điểm bằng hoa cỏ.
Nữ thần của bếp lửa
Tuy là chị của Zeus và con của Coronus nhưng Hestia là một vị thần không mấy nổi danh. Nàng là nữ thần của bếp lửa, cuộc sống gia đình, kiến trúc, tình cảm gia đình. Bên cạnh Artemis va Athena, Hestia là một vị thần trinh tiết, đức hạnh.
Nàng trở thành nữ thần trông coi ngọn lửa thiêng của đỉnh Olympus. Lúc đó, thần Zeus chán nản công việc nên gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm nhiều loài vật và con người để tạo sự vui vẻ và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn người xong thì Epimetheus đã trao đất cả các món quà cho muôn loài rồi. Không biết kiếm đâu thêm ra, Prometheus lên trời xin Zeus lửa của thần linh – ngọn lửa dùng để đun máu bất tử của thần.
Zeus không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên thần Zeus phải bàn với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, chỉ riêng Hestia liền đứng dậy tạo ra chút bọt biển đun cùng lúc với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như trước nữa. Cảm kích trước sự thông minh và tài giỏi, Zeus giao cho Hestia trông coi “lửa thần”, còn Prometheus lấy ngọn lửa nhỏ nhắn kia xuống trần gian.
Ngoài ra nàng còn được coi là thần bảo hộ xứ Mazonala. Hestia được sở hữu dòng sông Hia bao quanh đỉnh Olympus. Ít lâu sau, bà cứu được nhiều người dân ở xứ Mazonala và được người dân ủng hộ rất nhiều, từ đó trở đi nàng trở thành nữ thần bảo hộ cho xứ đó, nay là Amade Hia (niềm tự hào của Hestia).
Nàng là một nữ thần tài giỏi, khéo léo, thân thiện và thông minh nên luôn luôn được các vị thần và người dân tin tưởng và yêu quý. Nữ thần luôn biết cách giúp đỡ, cải thiện cũng như sửa chữa khuyết điểm của mọi người theo một cách nhẹ nhàng và ôn tồn, mang tính giáo dục nhưng không tỏ ra phẫn nộ, giận dữ hay quá nhân hoá vấn đề, khi được mọi người góp ý nàng lắng nghe, khi được cầu xin nàng cố gắng giúp đỡ hết mình. Nàng không cam chịu, không khuất phục với những điều không hay, có hại cho con người và thần linh. Biểu tượng của nàng là bếp lửa, chum đồng, chum vàng và ánh nắng, ánh sáng của thiên nhiên.
Do bản tính thụ động, nhu mì, hiền lành, kín đáo và hết sức rộng rãi, nữ thần không có nhiều tai tiếng. Đặc biệt ở mọi đền thờ, Hestia đều được thờ phụng một cách rộng rãi. Bởi bếp lửa là thứ không thể thiếu trong mỗi đền thờ.
Hiếm ai dám phê bình hay chỉ trích Hestia vì là nữ thần quá hiền lành. Kể cả khi Dionysus lên đỉnh Olympus, do thiếu ngai vàng, Hestia đã nhường ghế cho thần mà không cần suy nghĩ hay đắn đo. Người Hy Lạp thường bắt đầu bữa ăn bằng cách dâng vật phẩm lên cho nàng và kết thúc cũng bằng cách này. Ngai vàng của Hestia ngồi cũng rất đơn giản với đệm trắng, cũng như nàng không có biểu tượng nào khác ngoài lửa và bếp lửa.
Cuối cùng, vì là nữ thần đoan chính, chuẩn của cái đẹp từ bề ngoài cho đến tâm hồn nên bà ít được các hoạ sĩ lấy ra làm đề tài vì chẳng có gì để khai thác. Tới thời La Mã thì những trinh nữ Vesta (những nữ tu sống trong đền của Hestia) rất được coi trọng. Người ta đồn rằng nếu tử tù nào trên đường đi áp giải xử tử mà gặp được phải một nữ tu Vesta thì được miễn tội chết.