Văn hóa công đức.

Ngành Văn hóa đang có  quy định mỗi di tích chỉ có tối đa 3 thùng công đức, cái này cần nhưng cũng chỉ mới giải quyết được phần “hình thức” của một cặp phạm trù.
Đi lễ đình, chùa, miếu hoặc đến các di tích lịch sử văn hóa, việc công đức là một nét văn hóa đẹp. Phát tâm công đức mục đích chính là để tu bổ di tích, xây dựng chùa chiền và góp một phần vào đời sống của tăng ni. Và những người có tâm sẽ không bao giờ “lăn tăn” khi bỏ vào thùng công đức chút lòng thành của mình.
 

Nhưng đây chỉ mới là một nửa của mệnh đề, khi chúng ta có quyền hoài nghi những đồng tiền công đức ấy có được dùng đúng mục đích hay không? Hay một số nơi đã lạm dụng lòng thành của thập phương bá tánh để “móc túi” ngọt ngào người hảo tâm khi đồng tiền bị dùng sai mục đích. Thiên hạ vẫn hay xì xào, sư thầy kia giàu thế, xe máy xịn như SH, PS…phi ầm ầm ngoài đường. Rồi cả ô tô nữa, tiền đó chẳng từ tiền cúng nhường của phật tử mà ra hay sao? Trong lúc phật tử cúng  nhường là để nhà chùa lo phật sự và làm việc thiện, cũng như để  tu bổ, xây dựng chùa chiền.
 

Ai đi lễ nhiều sẽ thấy bây giờ nhiều nơi “nhan nhản” thùng công đức. Bá tánh còn để đủ loại tiền lên cả ban thờ. Thỉnh thoảng thấy mấy tiểu, hoặc ban quản lý cầm bao tải đi vơ tiền hoặc đổ tiền từ thùng công đức tưng tửng mang đi, thấy cảnh này có chút gì đó không đẹp trong ứng xử.

Ngành Văn hóa đang có  quy định mỗi di tích chỉ có tối đa 3 thùng công đức, cái này cần nhưng cũng chỉ mới giải quyết được phần “hình thức” của một cặp phạm trù.

Cái chính là những đồng tiền công đức ấy phải được sử dụng đúng mục đích và có văn hóa. Còn nơi nào tiền từ tấm lòng bá tánh bị biến thành của riêng thì bá tánh phải xem lại có nên tiếp tục công đức vào đó hay không?

Người đi công đức bằng tấm lòng hảo tâm của mình cũng cần tỉnh táo để đồng tiền của mình được dùng không chệch múc đích thiện tâm.
Trần Ngọc Hà

Đọc thêm