Vì sao Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất không lấy chồng?

(PLVN) - Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất (1533-1603), một nữ hoàng lỗi lạc của vương triều Tudors nước Anh. Trong thời gian bà lên ngôi (1558 -1603), nước Anh đã đạt tới giai đoạn cực thịnh nhất. Theo đó, nước Anh đã xác lập được chế độ quốc giáo, chính trị trong nước ổn định, kinh tế phát triển, chiếm được bá quyền trên biển, phát triển thế lực ở phương Đông. Nữ hoàng đã tạo ra kỳ tích về ngoại giao và chính trị, nhưng suốt đời không lấy chồng là vì sao?
Elizabeth đệ nhất được mệnh danh là Nữ hoàng đồng trinh
Elizabeth đệ nhất được mệnh danh là Nữ hoàng đồng trinh

Nữ hoàng nổi tiếng xinh đẹp và quyền lực   

Elizabeth đệ nhất sinh ngày 7/9/1533 ở cung điện Greenwich, là con gái vua Anh Henry VIII, mẹ của bà là Anne Borlin, nguyên là một cung nữ. Cuộc hôn nhân này không được giáo hội Thiên chúa thừa nhận. Henry VIII kết hôn với Borlin mới được 3 tháng thì Elizabeth đã ra đời, vì vậy Elizabeth bị coi là con riêng.

Theo quy định của Giáo hội Thiên chúa, Elizabeth không thể trở thành tín đồ Thiên chúa. Khi Elizabeth lên 2 tuổi, mẹ của bà vì không sinh hoàng tử nên bị Henry lấy cớ bất trung ghép tội tử hình. Từ nhỏ, Elizabeth đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ nhưng bà rất thông minh, sống trong cung đình nên đã được giáo dục tốt, ham học, đọc rộng, hiểu nhiều. Bà được cho là thông thạo nhiều ngoại ngữ, trong đó có tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. 

Năm 1553, chị gái cùng cha khác mẹ của Elizabeth là Mary lên ngôi Nữ hoàng Anh, gọi là Mary I. Là một tín đồ Thiên chúa cuồng nhiệt, Mary I rất bất bình đối với công cuộc cải cách tôn giáo của vua Henry VIII trước đó. Vừa lên ngôi, bà ta đã khôi phục địa vị Thiên chúa giáo, trấn áp dã man tín đồ Tân giáo (Tin lành).

Phục dựng ảnh Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất thời trẻ
Phục dựng ảnh Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất thời trẻ 

Thời đó, mọi người gọi bà ta là Bloody Mary (tạm dịch là “Mary khát máu”). Vốn ghét sẵn Elizabeth, Nữ hoàng Mary nghi nàng tham gia phong trào Tân giáo và tìm cách nhốt nàng vào trong tháp London. Đến nàm 1558, Nữ hoàng Mary I chết, vì bà ta không có con nên giai cấp tư sản mới nổi lên, quý tộc mới, giáo đồ Tân giáo Anh ủng hộ lập Elizabeth lên ngôi nữ hoàng.  Khi đó, bà vừa bước sang tuổi 25. 

Những mưu toan chính trị

Khi lên ngôi, Elizabeth vẫn còn chưa ý thức được quyền lực mà mình đang có. Với dáng người mảnh dẻ, hiền dịu, mặt trái xoan, đôi mắt sảng long lanh, nói năng lịch sự nhã nhặn. Cũng chính vì những nét đáng yêu đó, lại đang ở độ tuổi đẹp nhất của mình, Elizabeth đệ nhất là đối tượng của các vương tôn công tử châu Âu theo đuổi và si mê. Các đại thần trong cung cũng yêu cầu nàng nhanh chóng kết hôn. Song Elizabeth vẫn tỏ ra hờ hững với tất cả. 

Elizabeth nghĩ đến hôn nhân của mình là gắn liền với nhân tố chính trị. Tranh đoạt quyền bá châu Âu lúc bấy giờ là Tây Ban Nhà và nước Pháp. Tránh liên minh với một nước trong các nước lớn này phù hợp với lợi ích của nước Anh. Do đó, Elizabeth suy nghĩ thấu đáo nhằm cân bằng giữa các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn, làm suy yếu hai nước lớn mạnh nhất để tìm ra sự lớn mạnh và phát triển của riêng nước Anh lúc đó.

Người cầu hôn trước tiên với Elizabeth là anh rể Philip II, quốc vương Tây Ban Nha. Philip II vốn đã yêu Elizabeth từ lâu. Trong thời gian bị giam, nàng được anh ta đặc biệt quan tâm. Nhưng Tây Ban Nha là một nước theo Thiên chúa giáo có phần ngoan cố và bảo thủ, thậm chí đến mức trì trệ, vì vậy Elizabeth nghĩ rằng kết hôn với Philip II sẽ gây nguy hiểm cho nước Anh.

Với thân phận là con riêng, nàng lại mới lên ngôi, địa vị hợp pháp của Nữ hoàng Anh chưa được củng cố. Trong khi đó, Tây Ban Nha có địa vị quan trọng trong thời đó, đặc biệt là hệ thống thuộc địa rộng lớn khắp Châu Mỹ nhờ những đoàn thám hiểm. 

Người đàn bà xinh đẹp, quyền lực và lỗi lạc bậc nhất Anh quốc cả đời chưa từng kết hôn
Người đàn bà xinh đẹp, quyền lực và lỗi lạc bậc nhất Anh quốc cả đời chưa từng kết hôn  

Elizabeth rõ ràng rất đắc ý với việc cầu hôn của Philip II, nhưng trong lòng biết rõ Philip là một nhân vật có sức mạnh, nước Anh phải làm chủ trái tim của anh ta. Elizabeth cho rằng, thành hôn với ông ta có thể sẽ làm mất lòng các giáo đồ Tân giáo cùng giai cấp tư sản và quý tộc mới. Bên cạnh đó, Elizabeth cũng cho rằng, nếu kết hôn liên minh cùng Tây Ban Nha, đối kháng với Pháp không phù hợp với lợi ích của nước Anh.

Nghĩ là làm, Elizabeth lấy lý do cải tạo Thiên chúa giáo để khước từ cầu hôn của Philip II. Sau này Elizabeth thường dùng việc hôn nhân của mình để lung lạc các nước lớn ở châu Âu, mưu cầu lợi ích cho nước Anh của bà cai trị. Độc chiếm vị thế số 1 trên biển Nước Anh dưới thời Elizabeth ngoài củng cố kinh tế còn có ý thức quân sự, chủ ý tăng cường xây dựng Hải quân và Lục quân. Xây dựng quân đội là cần phải nhiều tiền.

Nhờ thắt chặt tài khóa, nước Anh có dư tiền để tái thiết quân đội. Nữ hoàng Elizabeth kế thừa sự tiến bộ kỹ thuật, hoàn toàn tiếp nhận kinh nghiệm xây dựng quân đội và chiến thuật mới chiến đấu trên biển của người Drake, khiến Hải quân Hoàng gia nước Anh nhanh chóng phát triển trở thành một lực lượng trên biển có thể đối địch cùng Hải quân Tây Ban Nha.

Nữ hoàng Elizabeth tiếp thu quan điểm chiến lược “tiến công là hình thức phòng vệ tốt nhất” của Drake, phê chuẩn Drake thống lĩnh một đội thuyền, trước tiên đi đến cửa cảng Tây Ban Nha, tìm từng phần hạm đội của đối phương, đem hết khả năng để làm tổn hại thuyền của đối phương, ngăn ngừa từng phần hạm đội đến Lisbon tập kết.

Do thường xuyên bị quấy rối bởi những chiến thuyền nhỏ, nhiều hạm đội của Tây Ban Nha rơi vào trạng thái mệt mỏi vì không thể truy đuổi được Ngày 19/7/1588, “hạm đội vô địch” do 130 hạm chiến của Tây Ban Nha hợp thành, vận chuyển 23.000 binh sĩ và 2.500 pháo lớn chuẩn bị cho trận đánh phân định ngôi vị số 1 trên biển.

Để chuẩn bị chiến tranh, phía nước Anh tiến hành cầm tù Giáo đồ Thiên Chúa, quí tộc phản kháng bỏ vào tư dinh, phần tử loạn động ném vào nhà giam; dân binh tập kết, huấn luyện vũ trang, đề kháng kẻ địch lên đất liền; trưng thu thuế làm thuyền lớn để tăng thêm chi dụng cho thuyền; đồng thời động viên hạm đội, cử nhân viên chỉ huy. Khi hạm đội vô địch vào đến eo biển nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth gạt bỏ tất cả để suy nghĩ đến hòa bình, đem sự kháng chiến bộc phát nhiệt tình của nhân dân đưa đến mức cao độ cần thiết.

Nữ hoàng đến trân địa, bà nói lớn với các binh sĩ: “Thượng đế ban phúc cho các bạn!”. Lúc này, binh sĩ đều quỳ xuống cầu nguyện. Nữ hoàng xe cao ngựa đẹp, tay cầm gậy ngắn, kiểm duyệt đội quân, bà nói với các binh sĩ, diễn giảng mượn lời khéo léo, kích động lòng người: “Các thần dân đáng yêu, ta đến đây không phải là đi nghỉ ngơi và du ngoạn, bởi hiện nay là giai đoạn trung tâm và cao trào của chiến dịch.

Ta đã lấy sức lực quan trọng nhất của mình đưa vào bảo vệ lòng trung thành của thần dân và nguyện vọng lương thiện trong sự nghiệp, vì thế ta đến với các bạn”. Nghe Nữ hoàng diễn giảng cổ vũ lòng người, tình cảm các binh sĩ càng lên cao, dũng khí tăng gấp bội.  Ngày 21/7, hai bên gặp nhau trên eo biển Inquili tiến hành tấn công liên tiếp hạm đội Tây Ban Nha bị đánh tan tác, bị bức bách rời khỏi đảo White.

Ngày 27, hạm đội Tây Ban Nha đến eo biển Dover, thả neo trên mặt biển Galais. Men theo hướng Đông eo biển Anh - Pháp, thuyền nước Anh tiến vào trước, vài lần công kích hạm chiến của Tây Ban Nha, tuy có sát thương, nhưng chưa đáng kể.

Tối 28, quân Anh phái 8 thuyền mang theo hỏa pháo, đột nhập vào cảng Galais, nơi hạ đội vô địch đậu, khiến hạm đội vô địch lâm vào hỗn loạn. Sáng sớm hôm sau, thuyền Anh thừa thắng đuổi đánh, triển khai một trận ác chiến, cuối cùng kỹ thuật trác tuyệt cùa người lái hạm quân và sự chính xác mạnh mẽ của hỏa pháo đã làm trọng thương hạm đội vô địch, khiến cho giấc mộng hội họp của Tây Ban Nha với hạm đội Parma tan thành mây khói.

Trên đường rút lui, hạm đội của Tây Ban Nha lại gặp bão lớn khiến thuyền của hạm đội tổn thất hơn một nửa, binh sĩ tổn thất 2/3. Chính vì thế, nước Anh trở thành người thắng lợi. Hải quân nước Anh đánh bại hạm đội vô địch Tây Ban Nha, tạo nên ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử văn minh cận đại châu Âu và lịch sử thế giới. Ở nước Anh, địa vị thống trị của Tân giáo càng thêm củng cố, sự suy yếu của lực lượng quân sự Tây Ban Nha dẫn đến thành công cách mạng Netherlands thành lập nước Cộng hòa liên tỉnh (tức Hà Lan).

Do đó, nước Anh thay Tây Ban Nha trở thành bá chủ trên biển. Các thương nhân liên tiếp ngang qua các biển lớn, phát hiện con đường mậu dịch mới, mở ra vùng đất thị trường và thực dân. Họ ở phía Đông xa xôi, xây dựng lên Công ty Đông Ấn Độ, làm nước Anh nhanh chóng phát triển mậu dịch ngoài biển tạo ra thành tích rất lớn.

Ở bờ bên kia Đại Tây dương, Walter Rolli – nhà thám hiểm ở đại địa Bắc Mỹ khai phá vùng thực dân mới, mỗi chỗ khai phá ngay lập tức gọi là “Virginia”. Sở dĩ gọi “Virginia” là dựa vào ý nghĩa “đất của xử nữ”, đây là để kỷ niệm Elizabeth “Nữ hoàng xử nữ”. Đến nay, nước Mỹ còn tồn tại bang Virginia, chính là chứng cứ kỷ niệm này. Tuy nhiên, sau chiến tranh trên biển lần này, chiến tranh giữa nước Anh và Tây Ban Nha vẫn chưa kết thúc, lấy khu vực biển và đất liền làm trung tâm, hai bên tiếp tục tranh đoạt, nhưng chiến tranh trên biển giúp nước Anh đi đến sự mở đầu cường thịnh, từ đó mở ra màn khởi đầu cho thời đại mới nhất của đế quốc Anh. 

(Còn nữa) 

Đọc thêm