Vì sao vụ án “Người đẹp xì gà” trở thành “hố đen” trong lịch sử điều tra?

(PLVN) - Vụ sát hại cô gái bán xì gà Mary Cecilia Rogers xảy ra vào năm 1841 tại bang New York (Hoa Kỳ) đã 180 năm trôi qua vẫn chưa tìm ra hung thủ bất chấp sự nỗ lực của cảnh sát. Rất nhiều giả thiết đã được đặt ra, nhiều người được đưa vào diện tình nghi của cảnh sát nhưng đến nay câu hỏi kẻ nào giết hại Mary Cecilia Rogers vẫn là một ẩn số...
Hình vẽ thi thể Mary Cecilia Rogers nổi trên sông đăng trên các báo
Hình vẽ thi thể Mary Cecilia Rogers nổi trên sông đăng trên các báo

Lần này các cuộc điều tra của cảnh sát đã nghi ngờ John Anderson, chủ cửa hàng xì gà nơi Mary đã từng làm việc.  Tuy nhiên, mặc dù Anderson không có chứng cứ ngoại phạm nhưng anh ta đã được thả ra vì cảnh sát bắt đầu nghi ngờ vị hôn phu của cô gái khi đó là David Payne.

Trong một tuyên bố, Payne xác nhận rằng vào ngày Mary mất tích thì anh ta là người cuối cùng gặp cô, nhưng phủ nhận mọi liên quan đến sự mất tích của Mary. Những giả thuyết được đặt ra rằng, có lẽ Mary đã đe dọa sẽ rời đi và Payne đã giết cô ta. Hoặc cũng có thể Daniel Payne muốn chấm dứt cuộc hôn nhân với Mary nên đã giết cô.

Mặc dù Daniel Payne có chứng cứ ngoại phạm vào ngày Mary mất tích nhưng điều đó không ngăn được tạp chí New York đặt giả thuyết về việc anh ta đã giết hôn phu của mình.  “Có một điểm trong lời khai của ông Payne rất đáng được ghi nhận. Có vẻ như anh ta đã tìm kiếm cô Rogers khi cô mất tích,

Tuy nhiên, khi anh được thông báo vào tối thứ Tư rằng thi thể của cô đã được tìm thấy tại Hoboken, anh ta đã không đến để xác nhận thi thể hoặc hỏi người khác về cô. Trên thực tế, anh ta có vẻ không quan tâm dù hai người đã chuẩn bị trở thành vợ chồng. Điều này là kỳ lạ và cần được giải thích”, tạp chí New York lúc đó nêu nghi vấn.

Thậm chí, báo chí còn nghi ngờ tại sao Daniel lại gặp anh trai và xuất hiện tại nhà hàng cũng như quán bar vào ngày Mary biến mất. Tổng biên tập tờ New York Herald còn muốn thành lập một ủy ban để điều tra thông tin của vụ án, những điều ông cho rằng cảnh sát và các quan chức chính phủ làm chưa đúng. Tờ New York Evening Post đã khiến cho dư luận sôi sục vì cho rằng phát hiện “một chiếc nhẫn được cho là thuộc về Mary Rogers”.

Một tờ báo khác lại cho rằng cần xem xét kỹ mức độ phân hủy của thi thể. Bởi phải cần 6 đến 10 ngày để một thi thể phân hủy được dưới nước. Và điều đó hoàn toàn không có lý khi thi thể của Mary được phát hiện vào ngày thứ 4 đã có dấu hiệu bị phân hủy nếu quả thực cô bị sát hại vào ngày chủ nhật thì quãng thời gian này là vô lý. Tuy nhiên, sau cái chết của Mary vị hôn phu của cô đã vô cùng suy sụp.

Anh trai của Daniel sợ rằng anh có thể bị quẫn trí khi vừa phải hứng chịu đau khổ, vừa bị báo chí soi mói, nghi ngờ để rồi ngập chìm trong rượu. Những tuần sau khi phát hiện ra thi thể của Mary, Daniel là người phải chịu những nghi ngờ đầu tiên về cái chết của vợ chưa cưới, đối mặt với rất nhiều chấn động tinh thần khác. Nhiều người cho rằng Daniel đã bị hồn của Mary nhập vào. Sau cái chết của Mary, Daniel đã chuyển từ nhà trọ của bà Phoebe để ra ngoài sống. Vào sáng ngày 7/10/1841, Daniel rời nơi ở và bắt đầu uống rượu ở tại các quán bar khác nhau trong khu phố của mình.

Anh dừng lại ở một cửa hàng và mua một chai độc dược nhỏ. Chiều hôm đó, anh được nhìn thấy trên một chuyến phà tới Hoboken và dừng chân tại quán của bà Loss ở New Jersey. Daniel đã tới đó uống rượu và hỏi đường tới các bụi cây nơi tìm ra quần áo được cho là của Mary. Tới bụi cây, Daniel dừng lại, lấy một mảnh giấy ra viết: “Gửi thế giới này, tôi đang ở nơi đây. Xin Chúa tha thứ cho cuộc đời không đáng có của con”.

Hình ảnh kiều nữ Mary Cecilia Rogers 180 năm trước
Hình ảnh kiều nữ Mary Cecilia Rogers 180 năm trước  

Nhét mẩu giấy vào túi, Daniel uống chai thuốc độc và loạng choạng đi. Chất độc từ từ ngấm vào cơ thể, đủ thời gian để người đàn ông ấy dừng lại ở quán rượu khác uống thêm rượu, rồi mới quay trở lại nơi tìm thấy thi thể của Mary. Daniel nằm xuống một băng ghế tại đó và từ từ lịm đi. Cái chết của Daniel lại đưa vụ án Mary Rogers lên trang nhất các tờ báo.

Daniel được xem như biểu tượng của tình yêu lãng mạn - người không thể chịu đựng được cuộc sống khi không có người phụ nữ mình yêu. Nhân chứng bất ngờ Bà Frederica Loss là chủ một quán rượu có tên Nick Moores House ở gần Hoboken, New Jersey, không xa nơi phát hiện thi thể của Mary là mấy. Công việc kinh doanh của bà rất thành công, bà đã mua một số lô đất gần đó và nuôi 3 đứa con trai.

Vào ngày 25/8/1841, 2 đứa con trai của bà đi thu thập vỏ cây xá xị cho mẹ và tìm thấy rất nhiều mảnh quần áo của phụ nữ. Trong đó có một chiếc khăn tay có chữ cái lồng: M.R. Bọn trẻ đã mang chúng về đưa cho mẹ và bà Loss đã giữ chúng một vài ngày trước khi nhận ra rằng đây chính là những vật chứng cần cho cuộc điều tra.

Điều đặc biệt, bà Loss bất ngờ lục lại trí nhớ của mình và nhớ ra Mary dường như đã ghé qua quán rượu của bà vào khoảng 16h chiều chủ nhật ngày 25/7/1841 cùng với một người đàn ông trông bí hiểm. Bà đã phục vụ rượu cho người đàn ông đó và nước chanh cho Mary. Sau khi uống, họ đã tay trong tay, cúi chào bà một cách lịch sự và đi về. Lúc đó hoàng hôn đã buông xuống.

Bà Loss đã kể với các phóng viên về chi tiết này, bà còn nhấn mạnh rằng người đàn ông đi cùng với Mary là một người cao lớn, thậm chí đêm đó bà còn nghe thấy có tiếng hét phát ra từ khu rừng. Lúc đó, bà nghĩ đó là một trong những đứa con trai của mình, nhưng sau khi ra ngoài để kiểm tra và tìm thấy cậu bé vẫn an toàn trong nhà nên nghĩ rằng đó là tiếng kêu của một con vật. 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thật khó tin vì số quần áo này có thể tìm thấy sau một tháng. Và một đôi găng tay được tìm thấy trong số quần áo này, trong khi thi thể được cho là của Mary khi tìm thấy vẫn có găng ở tay. Tới tháng 10/1842, bà Frederica Loss bất ngờ gặp tai nạn khi bị một trong số những người con trai bắn nhầm. Người phụ nữ này đã trải qua 2 tuần nằm chiến đấu giữa sự sống và cái chết trên giường bệnh.

Trong thời gian đó, có những lúc bà đã hét lên rằng hồn ma của một phụ nữ trẻ xuất hiện gần giường của mình. Trong khoảnh khắc cuối đời của mình, bà đã thú nhận rằng Mary Rogers và một bác sĩ trẻ đến quán của mình vào ngày chủ nhật để phá thai và Mary đã chết vì biến chứng. Thi thể của cô được những người con trai mang đi vào buổi đêm và thả xuống sông. Quần áo của Mary đầu tiên được vứt xuống ao của một nhà hàng xóm, nhưng sau đó họ cho rằng như thế sẽ không an toàn và đã mang vào rừng và làm như mình tìm thấy chúng ở đó.

Bà Loss đã qua đời sau khi thú nhận điều đó. Tuy nhiên các dấu tay trên cổ của Mary mà những nhân viên điều tra tìm thấy và thi thể đã được kiểm tra chứng nhận rằng không có dấu vết của việc có thai thì câu chuyện của bà Loss có nhiều điều mâu thuẫn. Sau 179 năm, vụ án về cái chết của “Người đẹp xì gà” Mary Cecilia Rogers vẫn là những “hố đen” trong lịch sử của cảnh sát. 

Đọc thêm