VietShrimp 2024 'đồng hành cùng người nuôi tôm'

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 4/10, tại Cà Mau, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Tạp chí Thủy sản Việt Nam… thông tin với báo giới về Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp 2024), với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”.

Hội chợ Triển lãm VietShrimp 2024, diễn ra ngày 20 - 22/3/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, dự kiến có khoảng 250 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong tất cả lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản nói chung và tôm nói riêng tham gia.

VietShrimp diễn ra đầu tiên tại tỉnh Cà Mau - địa phương có diện tích và sản lượng tôm lớn nhất nước.

Trong khuôn khổ VietShrimp 2024 sẽ có hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp và người nuôi để tìm những giải pháp hữu hiệu nhất giúp thương hiệu tôm Việt Nam tăng sức mạnh, chinh phục thị trường; đưa tôm Việt Nam nói riêng và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung tiến xa hơn, hiện thực hóa giấc mơ toàn cầu.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ Ngành tôm Việt Nam lần thứ 5, năm 2024, phát biểu tại buổi họp báo.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ Ngành tôm Việt Nam lần thứ 5, năm 2024, phát biểu tại buổi họp báo.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ Ngành tôm Việt Nam lần thứ 5, năm 2024, cho biết, theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm nay, sản lượng tôm sản xuất trong nước vẫn sẽ tăng, đạt khoảng hơn 1 triệu tấn tôm các loại, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu khó đạt được như năm 2022. Đến thời điểm này, mặc dù giá tôm thương phẩm trong nước đã có khởi sắc, tuy nhiên, ngành tôm vẫn gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi bất thường, giá vật tư đầu vào neo ở mức cao, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn rất lớn.

“Để vượt qua những thách thức trước mắt và phát triển bền vững ngành hàng quan trọng này, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan, các địa phương cùng nhanh chóng tìm cách tháo gỡ đồng hành cùng người nuôi tôm nhằm vượt qua những trở ngại hiện tại, ổn định sản xuất”, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam chia sẻ.

Doanh nghiệp, hợp tác xã… chia sẻ về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết, hợp tác trong mô hình nuôi tôm.

Doanh nghiệp, hợp tác xã… chia sẻ về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết, hợp tác trong mô hình nuôi tôm.

Ông Trần Đình Luân – Cục Trưởng Cục Thủy sản, đánh giá cao công tác chuẩn bị của Hội Nghề Cá Việt Nam cho VietShrimp 2024. Cục Trưởng Cục Thủy sản cho biết, Cục Thủy sản sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức để thiết kế các diễn đàn mở giúp kết nối các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nuôi tôm điển hình với người nông dân. Qua đó phải thực sự là các mô hình nuôi tôm hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu thì mới có sức lan tỏa sâu rộng tới người nuôi, giúp họ có thể có những hướng đi mới trong nuôi tôm.

Ông Trần Đình Luân – Cục Trưởng Cục Thủy sản, phát biểu trước báo giới.

Ông Trần Đình Luân – Cục Trưởng Cục Thủy sản, phát biểu trước báo giới.

“Để phát triển liên kết, hợp tác ngành tôm ngày càng hiệu quả hơn, thời gian tới các địa phương cần phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên việc tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian”, Cục Trưởng Cục Thủy sản nói.

Trước đó, VietShrimp đã tổ chức rất thành công 4 lần vào các năm 2016 và 2018 tại tỉnh Bạc Liêu; năm 2021 và 2023 tại TP Cần Thơ. Đây là sự kiện lớn của ngành thủy sản Việt Nam và là một Hội chợ chuyên ngành về tôm mang tầm cỡ khu vực và châu Á.

Đọc thêm