“Cứu với”, “bê tông, bê tông”!
Chiều 26/3, phóng viên có mặt tại các khoa của bệnh viện, nơi hàng chục nạn nhân của vụ sập giàn giáo công trường Formosa được chuyển đến cấp cứu, điều trị. Trao đổi với PLVN, Anh Lê Văn Nam, người nhà của công nhân Hoàng Đăng Thuận (28, tuổi, quê ở Hưng Nguyên, Nghê An) cho biết”Sau khi bị sập giàn giáo Thuận được đưa vào bệnh viện với tình trạng nguy kịch, các bác sĩ cho biết Thuận bị chấn thương não, não bị tụ máu. Hiện giờ Thuận vẫn vẫn chưa tỉnh chỉ mơ mơ, màng màng, có khi lên dãy dụa liên tục khiên gia đình phải giữ tay giữ chân. Ngoài ra liên tục nói sảng, miệng cứ kêu”Cứu với”, “Bê tông, bê tông”. Trước tình trạng trên gia đình rất lo lắng…”
Bệnh nhân Thuận, mê man, thường nói sảng:”bê tông, bê tông” |
Anh Phạm Ba Bảo Thịnh (25 tuổi, ở Quãng Ngãi) nhớ lại phút kinh hoàng: “Lúc đó vào khoảng 20h25, khi công nhân chúng tôi đang làm việc thì bất ngờ nghe tiếng động lớn, sau đó cả giàn giáo rung lắc dữ dội rồi đổ ập xuống. Tôi thì đứng ở phía bên trên cao, tuy nhiên may mắn bị hất văng ra chỉ bị gãy chân, còn nhiều người khác bị chôn vùi trong đống đổ nát…”
Bà Nguyễn Thị Lý đang chăm sóc cho con |
Còn bệnh nhân Phan Anh Dũng (23 tuổi, quê ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình), vẫn chưa hết bàng hoàng kể “Em nghĩ mình không còn cơ hội sống sót. Khi ấy bọn em đang tập trung làm việc trên giàn giáo ở độ cao 20m, em bỗng thấy cả hệ thống giàn rung lắc. Trong chốc lát, một âm thanh lớn vang lên, chỉ kéo dài trong tích tắc. Tiếp đó là tiếng va đập mạnh giữa các thanh sắt lớn. Em lúc đó cố níu chặt thanh sắt chẳng còn biết làm gì. Lúc đó tất cả như một đống hỗn độn, đen tối. Nhiều tiếng hô lớn, sau đó là tiếng kêu cứu…”
“Tôi cứ tưởng không bao giờ được gặp con nữa”
Ngồi bên giường bệnh chăm sóc con, bà Nguyễn Thị Bốn mẹ của công nhân Phạm Văn Đào, xúc động kể:” Nhà tôi nghèo lắm, gia đình có 6 người con, Đào là con thư bá, gia đình là hộ nghèo của xã. Do kinh tế khó khăn nên học hết cấp hai thì thằng Đào phải nghỉ học để đi làm phụ giúp để nuôi gia đình, nuôi các em ăn học.
Phạm Ba Bảo Thịnh đang điều trị tại khoa chấn thương |
Chồng tôi (58 tuổi) bị bệnh dạ dày vừa đi mổ xong thì bổng nhiên tôi nghe tin con bị tại nạn nặng. Tôi vội vàng vào Hà Tĩnh, tôi cữ nghĩ là không được gặp con nữa vì biết bị vùi trong đống đổ nát. Sau đó, vào viện thì các bác sĩ cho biết con tôi bị chấn thương sọ não. Đấy, chú thấy đó nó giờ khi tỉnh khi mê, mơ mơ, màng màng không nhận ra ai nữa cả, giờ chồng tôi đau, con tôi thì bị thế này tôi không biết phải làm sao nữa…”
Các y bác sĩ đang nổ lực điều trị cho các nạn nhân |
Bà Nguyễn Thị Lý, mẹ của bệnh nhân Phan Anh Dũng nói, “Tối 25/3, tôi nhân được điện thoại của đứa cháu bảo Dũng bị tai nạn nặng lắm. Tôi vội vàng bắt xe Taxi từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh. Nhà tôi được bốn người con, Dũng là con út, nó vừa đi làm để kiếm tiền giúp gia đình ở đó mới được khoảng một năm. Giờ không ngờ lại gặp tại nạn, gia đình tôi giờ lo cho cháu lắm…”
Trao đổi với PLVN, bà Phan Thị Xuân Liễu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh cho biết, số bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh là 13 người, số người đang điều trị tại bệnh viện hiện còn 7 người, tất cả cả đều được chuyển ra bệnh viện đa khoa tỉnh.
Bác sỹ Đào Xuân Lý – Phó Trưởng khoa Chấn thương bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết, hiện tại có 8 bệnh nhân của vụ tai nạn đang được điều trị tai khoa đội ngũ y bác sỹ của bệnh viện vẫn đang tích cực cấp cứu, chăm sóc cho những công nhân gặp nạn. trong đêm, khoa chấn thương tiếp nhận 6 công nhân gặp nạn, trong đó có 2 chấn thương sọ não và 4 chấn thương gẫy xương. Đã mổ cấp cứu 4 ca, chiều 26/3 đã mổ 2 ca nữa. Bệnh viện đã được hỗ trợ 5 người của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), gồm những bác sỹ chuyên về phẫu thuật sọ não, gây mê, hồi sức, chấn thương bụng.
Bộ trưởng Bộ xây dựng, Trịnh Đình Dũng thăm hỏi các nạn nhân |