Xuất khẩu cao su “trúng” đậm

Do sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu trong khi nguồn cung mủ cao su thế giới giảm sút nên giá cao su xuất khẩu bình quân bốn tháng đầu năm đã tăng tới 94,45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.693 USD/tấn.

Do sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu trong khi nguồn cung mủ cao su thế giới giảm sút nên giá cao su xuất khẩu bình quân bốn tháng đầu năm đã tăng tới 94,45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.693 USD/tấn.

caosu
 Kim ngạch xuất khẩu cao su tuy chỉ tăng 3,72% về lượng nhưng giá trị thu về gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 5 ước đạt 1,61 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm tháng đầu năm nay lên 7,22 tỷ USD, tăng 15,7 % so với cùng kỳ năm 2009.

Theo bộ này, việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng mạnh trở lại chủ yếu là do giá cả của phần lớn các mặt hàng đều tăng so với năm 2009.

Ngoại trừ càphê vẫn gặp khó khăn, các mặt hàng chính khác đều tăng trưởng khá như xuất khẩu gạo tháng 5 đạt khoảng 730.000 tấn, kim ngạch đạt 390 triệu USD, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu năm tháng đầu năm ước đạt 2,9 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD. Dù có giảm về lượng so với cùng kỳ năm trước nhưng lại tăng 3,5% về giá trị.

Xuất khẩu các mặt hàng điều, tiêu, thủy sản, lâm sản và đồ gỗ cũng tiếp tục giữ được tăng trưởng ổn định cả về khối lượng và giá trị. Đặc biệt, mặt hàng cao su xuất khẩu năm tháng ước đạt 191.000 tấn với trị giá 513 triệu USD, tuy chỉ tăng 3,72% về lượng nhưng giá trị thu về gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, giá cao su tăng liên tục kể từ giữa năm 2009 đến nay do sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu trong khi nguồn cung mủ cao su thế giới giảm sút nên giá cao su xuất khẩu bình quân bốn tháng đầu năm đã tăng tới 94,45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.693 USD/tấn.

Để giữ vững được đà tăng trưởng với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan, nắm sát thông tin thị trường, Bộ NN&PTNT yêu cầu các doanh nghiệp, hiệp hội, các đơn vị thuộc bộ khẩn trương đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ ngành điều, chế biến gỗ, chế biến tiêu.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sớm hoàn thiện danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; đồng thời phối hợp với Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, cùng các đơn vị khác tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến nhằm đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm./.

PV

Đọc thêm