Điều kiện với người hành nghề công tác xã hội

(PLO) - Theo dự thảo Luật Công tác xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất, người làm công tác xã hội là người làm một hoặc nhiều hoạt động của công tác xã hội.
Nhân viên CTXH hỗ trợ người bệnh đăng ký khám chữa bệnh
Nhân viên CTXH hỗ trợ người bệnh đăng ký khám chữa bệnh

Người làm công tác xã hội bao gồm:

1- Công chức nhà nước làm công tác quản lý nhà nước về công tác xã hội;

2- Viên chức nhà nước làm công tác xã hội tại các đơn vị sự nghiệp công lập;

3- Người làm công tác xã hội trong các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;

4- Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp và đoàn thể khác;

5- Người làm công tác xã hội độc lập.

Người hành nghề công tác xã hội là người làm công tác xã hội, được đào tạo và có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác xã hội; được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Người hành nghề công tác xã hội là một bộ phận trong tổng số những người làm công tác xã hội, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Luật này.

Đọc thêm