Địa ngục trần gian
Thi thể Junko được tìm thấy trong một thùng đổ đầy bê tông tại một dải đất khai hoang ở Koto, Tokyo (Nhật Bản) sau khi chết trong tay những kẻ bệnh hoạn và cầm thú ngày 22/11/1989. Điều khiến người dân vô cùng phẫn nộ là bản án dành cho những kẻ này lại chỉ là vài năm tù ngắn ngủi.
Vào thời điểm xảy ra vụ án hồi năm 1988, Junko Furuta là một nữ sinh 16 tuổi xinh xắn tại Misato (tỉnh Saitama). Cô bé luôn ngoan ngoãn, không chơi bời, không uống rượu bia hay hút thuốc lá. Thêm vào đó, Furuta luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp. Với thành tích học tập đáng ngưỡng mộ và vẻ ngoài xinh đẹp, cô bé luôn được các học sinh khác chú ý, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Một trong những người đem lòng yêu thích cô gái trẻ là Miyano Hiroshi, một nam sinh cá biệt, cầm đầu nhóm thiếu niên bất hảo ở trường. Trước kia, hắn từng giao du với băng đảng xã hội đen Yakuza nên cũng là tay có tiếng nói trong vùng, không ai dám làm trái ý. Miyano cũng từng ngỏ lời theo đuổi nhưng bị Furuta từ chối thẳng thừng. Kể từ đó, anh ta coi cô là cái gai trong mắt và bắt đầu lên kế hoạch trả thù.
Bộ mặt những kẻ cầm thú đã gây ra cái chết của Junko Furuta. |
Vào ngày 25/11/1988, Miyano cùng 3 thiếu niên khác tuổi từ 16-18, bao gồm Minato Nobuharu, Wanatabe Yasushi và Jo Kamisaku đã bắt cóc Junko khi cô bé đang trên đường về nhà và giam giữ cô trong căn nhà của bố mẹ Jo Kamisaku tại quận Ayase (Tokyo). Đây là khởi nguồn cho 44 ngày địa ngục sau này, khi cô đã phải chịu những hình thức tra tấn vô cùng ghê rợn.
Sau khi Junko Furuta biến mất, bố mẹ cô bắt đầu lo lắng và trình báo vụ việc với cảnh sát. Thế nhưng, những kẻ bắt cóc đã buộc Junko Furuta gọi điện cho bố mẹ và nói với họ rằng cô đã bỏ trốn và sẽ ở lại nhà một người bạn, đồng thời phải nói rằng cô không gặp nguy hiểm. Không thể nhận ra điều gì đang đến với mình và quá sợ hãi, Junko Furuta đã làm theo những gì đám bắt cóc sai bảo.
Cha mẹ của Nobuharu Minato (một trong 4 thanh niên bắt cóc Junko) có đến thăm con trai họ vài lần nhưng Junko bị ép phải nhận cô là bạn gái của một tên trong số đó. Tuy nhiên, bố mẹ Minato thấy rằng rõ ràng cô bé không thoải mái khi ở đây và đặt ra khá nhiều nghi vấn nhưng họ cũng không dám làm gì cả vì sợ bị tên cầm đầu Hiroshi Miyano trả thù.
Từ đây, những chuỗi ngày địa ngục, phải chịu đựng những đau khổ không kể xiết của Junko Furuta bắt đầu. Ngay ngày đầu tiên, chúng đã bắt cô chụp ảnh chung như bạn gái. Cô bị giam giữ trong tình trạng không mặc quần áo và bị ép “quan hệ” hàng ngày. Những kẻ bắt cóc còn “mời” bạn bè của chúng đến tham gia và thay nhau cưỡng hiếp cô liên tiếp tới 400 trăm lần.
Cô bé bị bỏ đói đến kiệt sức. Chúng cho cô ăn rất ít và còn bắt cô ăn gián và uống nước tiểu của chính mình để duy trì sự sống. Chúng ép buộc cô cởi bỏ quần áo và phải “tự sướng” trước mặt chúng. Chúng chơi các trò chơi thú tính như: dùng bật lửa, thuốc lá dí vào cô, đâm các vật nhọn vào những vùng nhạy cảm trên người cô...
Những ngày tiếp sau đó, chúng tra tấn cô hết sức dã man, không ngừng nghỉ. Dập đầu và mặt cô lên nền đất bê tông. Sau đó, để thỏa mãn thú tính, chúng treo 2 tay cô lên trần nhà làm “bao cát” để đánh đập mỗi khi chúng thấy tâm trạng không tốt.
Những hình ảnh và tin tức về vụ án được báo chí Nhật Bản đăng tải trước đây. |
10 ngày sau, Furuta không thể thở bằng mũi do tụ máu trong khoang mũi. Cơ quan nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng khiến cô bị nôn sau khi ăn uống. Việc này kích động những kẻ bắt cóc, khiến chúng càng trừng phạt và đánh cô nhiều hơn.
Trong khi những kẻ bắt cóc đang nghỉ ngơi sau khi uống rượu, cô đã cố gắng gọi cảnh sát nhưng bị phát hiện và bị trừng phạt bằng cách đốt bỏng cánh tay bằng thuốc lá, đổ chất lỏng dễ cháy lên chân và bàn chân cô để đốt, dùng nhiều trò thú tính không thể tả bằng lời để hành hạ cô bé.
Đến ngày 10/12/1988, cô không thể đi lại do đôi chân bị bỏng nặng. Chúng tiếp tục đánh cô bằng gậy tre. Bàn tay cô bị đập vỡ bởi tạ và các móng tay vỡ nứt. Chúng dùng gậy chơi gôn đánh vào cơ thể cô. Chúng dùng tất cả những gì có thể để tra tấn hành hạ cô, hèn hạ hơn là châm thuốc lá và đâm vật nhọn vào vùng nhạy cảm khiến cô gái phải chịu đau đớn tột cùng.
Chúng bắt cô nằm ngoài ban công giá rét. Chúng luôn thay đổi các hình thức tra tấn, đâm kim khâu lên vùng ngực. Mắt trái bị cắt và phá hỏng bằng kìm, đưa bóng đèn nung nóng, dùng kéo đâm vào vùng kín gây chảy nhiều máu vùng kín. Không thể đi tiểu bình thường.
Sự tổn thương nặng đến nỗi cô phải mất hơn 1 giờ để bò lê xuống vệ sinh tầng dưới. Màng nhĩ bị hỏng nặng. Não bị tổn thương cực độ. Trong những ngày địa ngục trần gian, Furuta đã van xin kẻ bắt cóc hãy cho cô được ra đi nhưng chúng không muốn giải thoát cho cô dễ dàng như vậy. Ngày thứ 40, cô cầu xin những kẻ tra tấn cô để được chết để kết thúc tất cả. Ngày 1/1/1989, Junko đón năm mới trong sự trơ trọi một mình. Cơ thể bị tổn thương, dày xéo, không thể cử động được nữa.
Ngày thứ 44 (4/1/1989), chúng cùng cô chơi một trò chơi, cô đã giành chiến thắng và khiến những kẻ bắt cóc tức điên. Cả 4 tên đã đánh cô gái bằng một thanh tạ sắt, đổ xăng lên chân, cánh tay, mặt và bụng, rồi châm lửa đốt. Cô bị thổ huyết rất nhiều trên mồm và mũi. Cuộc tra tấn cuối cùng này diễn ra trong 2 giờ. Junko Furuta chết sau ngày hôm đó, trong sự đau đớn và cô đơn cùng cực. Những kẻ giết người đặt thi thể cô gái trong một chiếc thùng, chúng đổ đầy bê tông vào đó và phi tang ở Koto, Tokyo.
Không gì trên đời có thể so sánh với 44 ngày đau khổ mà cô đã phải trải qua. Nhưng cả bọn chúng đều quả quyết rằng không nhận thức được mức độ tổn thương nghiêm trọng của cô và chúng nghĩ rằng cô đang giả vờ.
Sau này, khi mẹ của cô được nghe chi tiết về những gì con gái mình phải trải qua, bà đã ngất lịm. Sau đó bà phải điều trị ở bệnh viện tâm thần với sự hoảng loạn và đau đớn tột cùng không thể tưởng tượng được.
Những kẻ “khoanh tay đứng nhìn”
Cô gái xấu số bị giam giữ và hành hạ nhiều ngày trong nhà của Kamisaku, cha mẹ của anh ta cũng sống ở đó, biết tất cả mọi thứ đang xảy ra, nhưng không dám báo với các nhà chức trách vì sợ con trai của mình và nhóm của gã trả thù. Kamisaku còn hăm doạ cô phải làm ra vẻ như là một trong những người bạn gái của chúng nếu gặp gia đình xung quanh ngôi nhà nơi cô bị giam cầm.
Junko Furuta đã cố gắng cầu xin gia đình đó cứu giúp cô hơn một lần, nhưng họ không làm gì cả. Bởi Kamisaku lúc đó là một tên có chức vụ thấp trong lãnh đạo băng nhóm Yakuza và anh ta đã huyênh hoang rằng có thể sử dụng những mối quan hệ trong đó để giết bất kỳ ai cản trở.
Tất cả 4 tên thủ phạm sau đó đều bị bắt và hầu tòa. Danh tính của những kẻ bắt cóc được tòa giữ kín vì chúng là trẻ vị thành niên, mặc dù chúng bị xét xử như người lớn với những tội ác mà chúng gây ra. Tuy nhiên, một số tờ báo hàng tuần đã nêu tên thật bọn chúng, đòi “Quyền con người không thể đối xử tàn bạo”. Tên thật của Furuta và chi tiết về cuộc sống riêng tư của cô cũng đã được đăng một cách tường tận trên phương tiện truyền thông. Kamisaku bị xét xử với tư cách là chủ mưu.
Những tên cầm thú này đã khai nhận hành vi bắt cóc, cưỡng hiếp và tra tấn cô gái. Tuy nhiên, tất cả đều quả quyết không nhận thức được mức độ tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể Furuta, chúng nghĩ rằng cô đang giả vờ và làm quá lên.
Chúng còn thuật lại rằng “có thể đến cả trăm người” biết Furuta bị giam cầm ở đó, nhưng cũng không thể rõ ràng khi mà họ đến thăm ngôi nhà tại những thời điểm khác nhau trong khi cô gái bị giam tại đó, hoặc chính những người trong số họ cũng đã cưỡng hiếp hay lạm dụng cô. Khi bọn chúng không để cô được thoát, khi đã đôi lần cầu xin chúng “hãy giết tôi...”.
4 tên đưa ra những biện hộ trơ trẽn để làm giảm bớt trách nhiệm “dẫn đến việc gây tổn thương đến chết” hơn là phạm tội một cách cố ý. Gia đình tên Kamisaku đã bán căn nhà của họ khoảng 50 triệu yên để đền bù cho gia đình của Furuta.
Được biết, 4 tên tội phạm này thuộc kiểu thích những trò tàn ác (bạo dâm, ác dâm - sadist). Tính ác dâm, bạo dâm được định nghĩa là dùng những đau khổ để đạt được sự thoả mãn tình dục. Những kẻ này thích hành hạ, gây ra đau đớn, chúng thích nhìn thấy các phản ứng từ quằn quại cho đến hoảng sợ của nạn nhân. Những dòng nước mắt trên khuôn mặt nạn nhân, nỗi sợ trong đôi mắt, và sự van xin khẩn cầu càng làm cho những phản ứng làm chúng trở nên phấn khích.
Giày vò nạn nhân là cách để những kẻ này nâng cao cái tôi và giá trị bản thân của chúng. Có được sự kiểm soát hoàn toàn đối với một người bất lực làm chúng cảm thấy giống Chúa trời trong thế giới lệch lạc của chúng. Điều đáng sợ là những kẻ này không bao giờ ngừng suy nghĩ về cách làm sao khiến người khác đau khổ. Nhưng phương pháp tra tấn mới liên tục được chúng nghĩ ra và thực hiện.
Một lần tra tấn tàn ác sẽ không thoả mãn được những nhu cầu của một tên tội phạm. Nó giống như việc ăn một cái bánh hoặc một miếng khoai tây chiên. Thật khó mà không ăn một cái thứ hai, thậm chí cái thứ ba. Hoặc nếu bạn uống cafe, theo thời gian, một chút cafe không còn đem đến cho bạn một tác động mạnh như nó đã từng. Bạn cần uống nhiều hơn vì bạn đã quen với nó. Giống như thế, những kẻ thích trò tàn ác cần nhiều máu hơn mỗi lần chúng hành động. Vì vậy trong vụ án trên, những ngày về sau những kẻ phạm tội càng sử dụng nhiều kiểu tra tấn kinh tởm và mất trí. Chúng đơn giản là cần tra tấn nạn nhân nhiều hơn.
Không công bằng
Tháng 7/1990, tòa kết án kẻ cầm đầu 17 năm tù và những kẻ đồng lõa từ 3 đến 8 năm tù. Kẻ cầm đầu và 2 trong 3 tên đồng lõa đã kháng cáo. Chủ tọa phiên toà, Ryuji Yanase, sau đó đã quyết định tăng bản án vì xét đến yếu tố ảnh hưởng với gia đình nạn nhân và tác động với xã hội. Kẻ cầm đầu cuối cùng lĩnh án 20 năm tù, mức án cao thứ hai sau tù chung thân.
Ngoài 4 tên này, dựa theo bằng chứng thu thập được trên thi thể nạn nhân, cảnh sát bắt giữ thêm hai người đàn ông khác là Koichi Ihara và Tetsuo Nakamura. Những kẻ khác có liên quan đến vụ án không bị điều tra và truy cứu trách nhiệm.
Gia đình Junko thật sự suy sụp với bản án giành cho bọn giết người. Khi một vài chứng cứ buộc tội bị lật ngược dựa trên những dấu vết tự nhiên rất khó hiểu, tinh dịch và tóc lấy từ xác cô gái không khớp với bất kỳ ai trong những tên bị bắt giữ, luật sư đã quyết định rằng không đủ yếu tố cấu thành tội và không thể bảo vệ hay biện hộ cho họ được hơn. Có những suy đoán rằng các chứng cứ đã bị nhiễu bẩn bởi nhiều người chưa xác định đã hãm hiếp Furuta.
Mức độ nghiêm trọng của tội ác là rất lớn nhưng các bản án mà những kẻ cầm thú kia gây ra lại như “phủi bụi”. Dù bằng cách nào đi nữa thì những kẻ này hiện đã hơn 30 tuổi và tất cả đều đã ra tù. Sự công bằng sẽ không bao giờ được thực thi sau hơn 20 năm. Chúng đáng bị trừng phạt hơn cả những gì đã làm với Furuta, một cô gái ngây thơ đã phải trải qua những sự đau đớn khôn tả. Điều đặc biệt và vô cùng bất công là tên cầm đầu gây ra cái chết của cô chỉ bị phạt tù vài năm và bây giờ hắn đã nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Hiện tại, cả 4 bị cáo đều đã mãn hạn tù và được trả tự do. Chúng thay tên, đổi họ sau khi ra tù, những kẻ phạm tội ác ghê rợn năm nào nghiễm nhiên trở thành những con người lương thiện, trừ một người - Jo Kamisaku.
Jo Kamisaku bị xét xử là kẻ đồng lõa chính với chủ mưu Hiroshi trong vụ án Junko Furuta nhưng rốt cuộc hắn lại lãnh bản án nhẹ nhất 8 năm tù giam. Thời điểm gây án, Kamisaku mới 17 tuổi và hắn hoàn tất bản án của mình ngay trước sinh nhật lần thứ 25. Khi ra tù, Kamisaku đổi tên và được nhận vào làm tại một công ty công nghệ. Nhờ danh tính mới, Kamisaku đã lặng lẽ hòa nhập trở lại xã hội.
Thế nhưng, trong vòng 5 năm sau đó, Kamisaku lại quay trở lại với thế giới ngầm Tokyo và gặp rắc rối với luật pháp. Tháng 7/2004, Kamisaku bị bắt vì tội hành hung một người quen tên là Takatoshi Isono vì ghen tuông. Kamisaku theo dõi Isono, đe dọa, đánh đập và nhốt nạn nhân vào cốp xe rồi đưa anh ta từ Adachi tới Misato, sau đó tiếp tục hành hung, tra tấn nạn nhân suốt 4 tiếng. Kamisaku còn dọa giết và phi tang xác nạn nhân.
Giống như bị cáo Hiroshi, rõ ràng Kamisaku hoàn toàn không hối hận về hành vi phạm tội trước đây của y. Trong suốt phiên tòa xét xử vụ hành hung Isono, Kamisaku phủ nhận mọi cáo buộc hành hung, đe dọa cũng như dọa giết nạn nhân. Tuy nhiên, cuối cùng Kamisaku vẫn phải lãnh 7 năm tù. Đến nay, bản án này đã kết thúc và không ai biết sau khi ra tù Kamisaku đang lưu lạc nơi nào.
Có thể nói, vụ tra tấn và giết hại Junko Furuta đã gây phẫn nộ lớn tại Nhật Bản và được gọi tên là “vụ sát hại nữ sinh chôn trong bê tông”. Đây đã là một vết nhơ không thể gột sạch trong lịch sử tội phạm xứ sở mặt trời mọc, là cảm hứng cho nhiều tác phẩm truyện tranh, tiểu thuyết và phim ảnh. Ít nhất 3 cuốn sách lấy cảm hứng từ vụ việc được xuất bản.
Tác giả Seiji Fujii đã viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên vụ việc này. Trái với những gì thực sự xảy ra, cuốn tiểu thuyết đưa đến một kết thúc có hậu - cô gái còn sống và những kẻ bắt cóc bị kết án tù nhiều năm.