Tháng 1/2000, Lâm trường An Sơn (nay là BQLRPH An Lão) và ông Lê Văn Ta xác lập hợp đồng “giao khoán đất có rừng trồng cho hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”. Theo đó, Lâm trường An Sơn giao khoán cho ông Ta chăm sóc, quản lý 4,7ha đất có rừng trồng gồm keo (640 cây/ha) và điều (122 cây/ha) trồng vào năm 1999, tại lô c, d, khoảnh 5, tiểu khu 34 (thuộc địa bàn xã An Hòa) trong thời hạn 50 năm.
Đến năm 2008, khi UBND tỉnh Bình Định thực hiện phân cấp 3 loại rừng, một phần diện tích rừng thuộc tiểu khu 34 được chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. Thời điểm này, hộ nhận khoán được hưởng lợi sản phẩm rừng trồng theo quy định tại Điều 6 Quyết định 147/2007/QĐ-TTg (QĐ 147) của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đối với diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của các Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi khai thác, chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm rừng trồng và chỉ phải nộp cho bên giao khoán số tiền tương đương 80kg thóc/ha/chu kỳ khai thác.
|
Một trong nhiều cây keo của ông Ta tại lô c, khoảnh 5, tiểu khu 34 có đường kính từ 30-40cm |
Kết quả, Cty TNHH Đức Hằng đã đấu trúng 4,18ha keo, tổng khối lượng gỗ 285,7m3 với số tiền trúng thầu trên 104 triệu đồng. Riêng phần diện tích 1,48ha keo của ông Ta có khối lượng gỗ là 130,6m3 và số tiền trúng đấu giá trên 47 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí (chi phí quản lý; chi phí thiết kế, thẩm định; chi phí đấu giá; nộp 80kg thóc/ha), ông Ta nhận trên 36,9 triệu đồng tiền hưởng lợi.
Ông Ta trình bày: Tại đợt đấu giá lần này, hộ ông có 1,48ha rừng với gần 1.000 cây keo hơn 13 năm tuổi; trong đó, rất nhiều cây có đường kính từ 30-40cm nhưng đơn vị chức năng xác định tổng khối lượng gỗ chỉ 130,6m3 và bán với số tiền trên 47 triệu đồng là quá thấp so với thực tế. Với diện tích rừng thực tế của ông, nếu bán gỗ keo đúng giá thị trường, số tiền thấp nhất cũng phải từ 150-180 triệu đồng.
Mặt khác, theo quy định tại QĐ 147, người nhận khoán chăm sóc, quản lý được hưởng lợi 100% sản phẩm rừng trồng và chỉ phải nộp cho bên giao khoán số tiền tương đương 80kg thóc/ha/chu kỳ khai thác. Vậy nhưng, huyện An Lão và BQLRPH An Lão buộc người nhận khoán rừng chịu nhiều khoản chi phí khác là không hợp lý, o ép người dân. Ngoài ra, khi tổ chức đấu giá, ngành chức năng không thông báo cho người nhận khoán rừng biết, khiến dư luận đặt nghi vấn về sự minh bạch, công khai của việc làm này.
“Tôi nhận thấy quá trình bán đấu giá có nhiều khuất tất, có dấu hiệu o ép người dân nên không đồng ý nhận tiền hưởng lợi và kiên quyết không giao diện tích rừng cho đơn vị trúng thầu khai thác; bởi nếu tôi đồng ý nhận hơn 36,9 triệu đồng thì chẳng khác gì cho không. Tôi đề nghị ngành chức năng liên quan xem xét lại quy trình đấu giá cũng như xác định lại giá trị thực đối với diện tích rừng keo mà tôi đã nhận chăm sóc, quản lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bản thân tôi” - ông Ta cho biết thêm.
|
Diện tích keo của ông Ta tại lô c, khoảnh 5 có khá nhiều cây có đường kính từ 30-40cm |
Tuy nhiên, thời điểm tổ chức đấu giá (tháng 9/2012-PV), đơn giá gỗ keo thấp hơn so với hiện nay nên nếu ông Ta muốn gặp đơn vị trúng thầu để thỏa thuận tăng mức giá bán thì BQLRPH sẽ tạo điều kiện để hai bên gặp gỡ, trao đổi nhằm đi đến giải quyết dứt điểm vụ việc một cách thấu tình, đạt lý”.
Qua những nội dung trên có thể thấy, khiếu nại của ông Ta không phải là không có cơ sở. Do đó, UBND huyện An Lão và ngành chức năng có liên quan sớm xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc một cách thấu tình, đạt lý; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên liên quan, tránh xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến an ninh trật tự và dư luận địa phương.