Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Như vậy, mong ước của nhiều người làm công tác gia đình đã thành hiện thực. Đó là hãy để con trẻ nhận diện bạo lực nói chung và BLGĐ nói riêng qua giáo dục, thay vì để chúng trải nghiệm nhờ nỗi đau của nắm đấm. Có một sự thật hiển nhiên rằng những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy rẫy bạo hành thì khi trưởng thành, bạo lực sẽ là một phần trong tiềm thức của chúng, chỉ đợi có thời cơ phát tiết ra ngoài gây hậu họa. Muốn chặn tay vũ phu gia đình về lâu dài thì phải gieo mầm ngay từ những đứa trẻ.
Để thực hiện mục tiêu, Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống BLGĐ chỉ rõ sẽ bổ sung nội dung giáo dục về gia đình trong các cấp học, bậc học phù hợp với từng giai đoạn phát triển như: kỹ năng làm cha mẹ, ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình...
Ý nghĩa của việc làm này đã được minh chứng qua kết quả những buổi sinh hoạt định kỳ dành cho nam học sinh lớp 11 của Trường THPT Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội và Trường THPT Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình.
Tham gia sinh hoạt, các học sinh nam – cũng chính là những người chồng, người cha (và có thể là cả vũ phu trong tương lai, nếu không được giáo dục) đã hiểu thế nào là nam tính, mối quan hệ giữa nam tính và bạo lực, các biện pháp kiềm chế cơn nóng giận để tránh gây ra bạo lực, vì bạo lực không phải là cách thể hiện nam tính, cũng như bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề…
Người ta nói “trồng cây phải gieo từ mầm” là thế. Hãy gieo mầm hiểu biết hôm nay để có cây nhân ái ngày mai.