Chưa có cơ chế kiểm soát rõ ràng hoá đơn tự in

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2011 Quy định về hoá đơn (HĐ) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được xem là một cải cách quan trọng tạo thuận lợi cho người nộp thuế, thế nhưng, Nghị định có hiệu lực gần 3 tháng song cơ chế kiểm soát vẫn chưa rõ ràng…

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2011 Quy định về hoá đơn (HĐ) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được xem là một cải cách quan trọng tạo thuận lợi cho người nộp thuế, thế nhưng, Nghị định có hiệu lực gần 3 tháng song cơ chế kiểm soát vẫn chưa rõ ràng…

Thủ đoạn của DN “ma” chủ yếu là dùng hồ sơ giả lập DN để mua bán HĐ trái phép, xuất HĐ khống nhằm thu lợi, không thực hiện báo cáo thuế... (Ảnh minh họa) 

Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định HĐ gồm 3 loại: HĐ tự in, HĐ điện tử và HĐ đặt in. Theo Luật sư Chuyền, Nghị định này đã trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp (DN) trong việc sử dụng HĐ khi cơ quan thuế (CQT) không còn bán HĐ và không chịu trách nhiệm về HĐ phát hành. Tuy nhiên,  cơ chế kiểm soát đối với các loại HĐ này chưa thực sự rõ ràng và chặt chẽ.

Luật DN 2005 quy định thủ tục thành lập DN đơn giản và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, mặt trái của sự thông thoáng chính là DN “ma” xuất hiện ngày càng nhiều và sử dụng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, phương hại đến an toàn kinh doanh của cộng đồng DN.

Đã lường hết rủi ro

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hiện tại, cả nước có hơn 400.000 DN đang hoạt động SXKD. Bộ Tài chính, CQT cũng đã lường đến một số rủi ro trong việc sử dụng HĐ tự in của DN để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý. CQT sẽ tăng cường kiểm tra việc thanh toán qua các ngân hàng và quyết liệt kiểm tra việc chấp hành của các nhà in như có thể tiến hành kiểm tra một số DN bất kỳ trong số danh sách hơn 400 DN in mới được CQT công bố mới đây. Thực hiện chặt chẽ cơ chế hậu kiểm năm nay trong việc hoàn thuế, khấu trừ thuế.. 100% số DN.

Thủ đoạn của DN “ma” chủ yếu là dùng hồ sơ giả lập DN để mua bán HĐ trái phép, xuất HĐ khống nhằm thu lợi, không thực hiện báo cáo thuế và sau một thời gian ngắn thì ngưng hoạt động, biến mất, gây thất thu ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Khi quyền in và phát hành HĐ được trao cho DN, nguy cơ DN “ma” bùng phát và trục lợi từ HĐ tự in là không thể tránh khỏi.

Mặt khác, theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, điều kiện, thủ tục in HĐ khá dễ dàng. Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, chỉ một số DN hội đủ điều kiện mới được tự in HĐ. Tuy nhiên, thủ tục để phát hành HĐ tự in khá đơn giản, DN chỉ cần ra quyết định tự in và lập tờ “Thông báo phát hành HĐ” theo đúng nội dung quy định, kèm theo tờ “HĐ mẫu” gửi đến CQT nơi DN đóng trụ sở chính, đồng thời niêm yết thông báo phát hành tại DN là có thể sử dụng (Điều 11).

“Quy định quản lý thông thoáng như trên nên sẽ có những DN tự nhận mình có đủ điều kiện tự in HĐ và phát hành HĐ tự in. Đáng lo nhất là DN “ma” có thể lợi dụng sự thông thoáng này để phát hành HĐ tự in, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. DN làm ăn nghiêm túc nào bị nhận loại HĐ  kể trên sẽ phải chịu thiệt thòi..”- Luật sư Chuyền lên tiếng.

Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, DN sử dụng HĐ tự in chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng HĐ cho CQT theo định kỳ hàng quý, tức là DN có lập thông báo phát hành HĐ thì phải 3 tháng sau mới phải báo cáo CQT về tình hình sử dụng HĐ tự in của mình. Như vậy, ít nhất là sau 3 tháng kể từ khi phát hành HĐ, nếu CQT nhận thấy báo cáo đó không hợp lý, nghi ngờ gian lận thì mới thực hiện việc kiểm soát sử dụng HĐ tự in của DN.

Nói cách khác, nếu một DN thành lập trong vòng 2 - 3 tháng rồi tự ngừng hoạt động sau khi đã “đánh quả” thì CQT đành bất lực. (!?)

Mặt khác, trong trường hợp DN A hoạt động tốt, có uy tín với khách hàng. DN khác in HĐ giả lấy danh nghĩa của DN A để xuất HĐ cho khách hàng. Vì kỹ thuật tinh vi, khó phát hiện nên phía khách hàng không thể nhận biết đây là HĐ giả và đã hạch toán Thuế GTGT theo HĐ này.

Khi CQT xác định được là HĐ giả thì xử lý như thế nào và bên khách hàng đã hạch toán theo HĐ này thì có được khấu trừ Thuế GTGT không? Cơ chế giám sát trong trường hợp này là gì? Trách nhiệm thuộc về ai? Theo Luật sư Nghiêm, đây là những vấn đề cần được làm rõ…

Tô Tô

Đọc thêm