Cuộc tranh luận lịch sử
Đầu thế kỷ VII, trên bán đảo Ấn Độ rải rác rẩt nhiều bang quốc, không có vương triều thống nhất. Tại phía Bắc có một tiểu bang tên là Sandiga. Năm 606, một quốc vương trẻ tuổi lên ngôi, người đời gọi ông là vua Hacsa.
Sau khi lên ngôi, vua Hacsa trước tiên tăng cường lực lượng vũ trang, xây dựng sức mạnh trong quân dội, tiến hành mở rộng lãnh thổ. Lên ngôi được 6 năm, ông ta đã thống nhất được miền Bắc Ấn Độ, thành lập một đế quốc rộng lớn từ núi rừng miền Tây Bắc bán đảo Ấn Độ chạy thẳng tới bờ biển miền Đông Nam bán đảo.
Để đảm bảo cho nền thống trị của mình, Hacsa tập trung xây dựng chế độ xã hội phong kiến trong vương quốc của mình. Nhân dân trăm họ thời gian này làm nghề nông, nghề thủ công và buôn bản, sản xuất được rất nhiều nông sản phẩm như lúa gạo, ngô kê, đậu đỗ, cùng các hàng thủ công như vải, đồ đồng và đồ thủy tinh, việc buôn bán với các nước bắt đầu phát triển. Trong thời gian ông trị vì, kinh tế phồn vinh, đất nước giàu mạnh.
Do sùng tín đạo Phật, vua Hacsa cho xây dựng nhiều chùa chiền, Phật pháp, đúc tượng khắp nơi trong nước. Ngay ở kinh đô đã có hơn 100 chùa thờ Phật. Khi ấy Phật giáo chia thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa chủ trương phổ độ chúng sinh cứu giúp mọi người, Tiểu thừa chủ trương tự giải thoát lấy mình. Vua Hacsa là tín đồ Đại thừa.
Một lần, nhà vua thân chinh đi đánh một nước chư hầu. Các hòa thượng nước này theo Tiểu thừa, không tin tưởng giáo lý Đại thừa, đã có một hòa thượng viết bài “chống Đại thừa” để mỉa mai.
Đọc xong, vua Hacsa vô cùng tức giận, cử người sang nước láng giềng mời đại sư của giáo phái Đại thừa đến cùng họ tranh luận. Người được nước láng giềng cử sang là Huyền Trang, pháp sư Đường Tam Tạng. Pháp sư này đã viết bài “Chế ác kiến luận” để phản bác lại phái Tiểu thừa.
Hình tượng nhân vật Đường Tam Tạng trong bộ phim Tây du ký |
Tháng 12 năm 642, vua Hacsa đã tổ chức “Đại hội tranh luận” giữa hai phái Phật giáo tại thành Khúc Nữ. Tới dự có quốc vương 18 nước trên bán đảo Ấn Độ. Hơn 3.000 cao tăng Phật giáo hai phái Đại thừa và Tiểu thừa, tín đồ Bà La Môn và các tôn giáo khác cũng đến tới 2.000 người.
Dân chúng các nước trên bán đảo Ấn Độ còn đến đông hơn. Những đoàn người cưỡi voi, ngồi xe ngựa, đi bộ nườm nượp trên đường; cờ xí phấp phới kéo dài mấy chục dặm, người đông như trảy hội, náo nhiệt chưa từng có.
Pháp sư Tam Tạng đại diện cho một phái, lên nói trước. Ông đã trình bày toàn diện giáo lý đạo Phật, đồng thời phê bình rất cụ thể những chỗ còn khiếm khuyết của phái Tiểu thừa. Diễn giảng xong, ông treo “Chế ác kiến luận” ở cổng hội trường và tuyên bố nếu ai phát hiện thấy trong bài có chữ nào không có lý thì chịu chém đầu người viết để tạ tội với mọi người.
Lúc đầu, có một vài tăng đồ phái Tiểu thừa nêu ra một số vấn đề, nhưng đều bị Tam Tạng pháp sư phản bác lại. Sau đó, không còn ai dám ra tranh luận nữa.
Đại hội kéo dài đã nhiều ngày, pháp sư Tam Tạng ngày nào cũng diễn giảng trước mọi người về giáo lý đạo Phật. Thính giả đều chăm chú lắng nghe, không ai có ý kiến khảc. Đã 18 ngày liền không ai đứng ra tranh luận, vua Hacsa liền tuyên bố kết thúc “đại hội”.
Hôm kết thúc, nhà vua tặng pháp sư Đường Tam Tạng 1 vạn đồng tiền vàng, 3 vạn đồng tiền bạc, 100 bộ áo cà sa. Quốc vương các nước cũng thi nhau tặng những lễ vật quý.
Pháp sư Tam Tạng tạ ơn và từ chối không nhận thứ gì. Vua Hacsa liền rước ông lên một con voi to trang trí vô cùng đẹp đẽ, mời ông đi dạo quanh sân một vòng để chúc mừng thắng lợi của cuộc tranh luận. Những người đi hai bên voi nắm lấy vạt áo cà sa của pháp sư Tam Tạng, vừa đi vừa hát:
"Pháp sư Đường Tam Tạng
Phật pháp Đại thừa giảng thật hay!
Bác hết mọi ý kiến phản đối
Mười tám ngày liền,
Chẳng còn ai đứng ra tranh luận nữa
Tất cả mọi người,
Cần phái biết, cần phải bỉết!"
Thời gian sau, vua Hacsa lại mời Huyền Trang tham sự “Hội Võ Già” 5 năm tổ chức một lần trên toàn bán đảo Ấn Độ. Hội Võ Già là đại hội giảng Phật pháp và quyên góp của cải. Vua Hacsa và quốc vương 18 nước đều tham gia. Hội kéo dài 75 ngày, hơn 50 vạn người các nước trên bán đảo Ấn Độ đã tham gia, xứng danh “Hội Võ Già” lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ. Pháp sư Đường Tam Tạng nhiều lần giảng giải Phật pháp, được mọi người rất hoan nghênh.
Hội Võ Già thành công tốt đẹp, pháp sư Đường Tam Tạng lên đường về nước. Vua Hacsa nhờ ông chuyển lời thăm hỏi của mình tới Hoàng đế Đại Đường Lý Thế Dân, tặng ông một con voi, cử quân hộ tống ra tận biên giới. Từ đó, Ấn Độ và Trung Quốc trở thành nước láng giềng hữu nghị thâm tình.
Đường Tam Tạng là ai?
Vị pháp sư Đường Tam Tạng có phải là Đường Tăng trong “Tây du ký”? Theo truyền thuyết, nói đúng cũng được mà nói không đúng cũng được. Nói đúng, bởi tác giả “Tây du ký” viết cuốn chuyện đó đã căn cứ vào sự thực Tam Tạng pháp sư có đến Ấn Độ thỉnh kinh.
Nói không đúng, vì Đường Tăng là người có thật chứ không phải vị Thần trên trời.
Tiểu thuyết “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân, một pho tiểu thuyết kiệt xuất trong văn học Trung Quốc dài 100 hồi, chia làm 4 tập. Bộ tiểu thuyết này xoay quanh chủ đề thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh, trên dường đi gặp tới 81 kiếp nạn, nhưng họ đều đã vượt qua. Thông qua hình thức ảo tưởng thần kỳ và nội dung bắt nguồn từ hiện thực, có khi cao hơn hiện thực. Tây du ký đã phản ánh đầy đủ, khúc chiết, lý tưởng cao quý và đời sống hiện thực của nhân dân Trung Quốc khi đó. Các nhân vật chính trong tác phẩm đều xuất phát từ hiện thực, tuy nhiên nó lại mang một khái quát chung cao hơn hiện thực ở mức độ rất lớn.
Những câu chuyện trong “Tây du ký” như “Đại náo thiên cung”, “Ba lần đánh Bạch cốt tinh”, “Mượn quạt Ba Tiêu”... đều do tác giả hư cấu. Nhân vật Đường Tăng trong tác phẩm đã trở thành một nhân vật thần kỳ khác xa với thực tế đời thường, bởi ông đâu phái là một vị Thần có thể trừ yêu ma quỷ ác..
Nhân vật Đường Tam Tạng theo tương truyền thì ông họ Trần tên Vĩ, sinh nàm 600. Người anh thứ hai của ông là Hòa thượng chùa Tịnh Thổ ở Lạc Dương. Từ khi 15 tuổi, ông đã cắt tóc đi tu, được đặt pháp danh là Huyền Trang.
Hòa thượng Huyền Trang đi khắp vùng lưu vực Trường Giang và Hoàng Hà Trung Quốc, học tập giáo lý Phật giáo ở rất nhiều vị cao tăng. Nhưng các phái giảng giải Kinh Phật không giống nhau. Các bản dịch Kinh Phật cũng nhiều chỗ khác nhau, hơn nữa còn rất nhiều bản chưa được dịch ra tiếng Hán. Vì lẽ đó, ông quyết tâm “tây du”, đi sang Ấn Độ để học tập chân lý của Phật giáo để được đọc nguyên bản Kinh Phật.
Con đường thỉnh kinh gian nan
Triều đình không phê chuẩn thỉnh nguyện của Huyền Trang. Thế là vào năm 627, ông một mình lẳng lặng lên đường trường chinh vạn dặm. Đến Lương Châu, ông bị thuộc hạ của Đô đốc đại nhân giữ lại, bắt phải trở về Kinh đô. May nhờ có một vị cao tăng ở đó giúp đỡ đêm đi ngày trốn, cuối cùng đã đến được Qua Châu giáp biên giới (nay là Đôn Hoàng, Cam Túc). Sau đó, nhờ có một đệ tử thông thuộc đường đi lối lại trong vùng dẫn đường nên đã qua được Ngọc Môn Quan.
Con đường trước mắt Huyền Trang phải vượt qua là một sa mạc mệnh mông, khí hậu thay đổi thất thường. Một mình ông đi liền 4-5 ngày đêm trên sa mạc, không một giọt nước uống có lúc đã ngã xuống hôn mê bất tỉnh. Nửa đêm, gió lạnh làm cho ông tỉnh lại. Trải qua rất nhiều vất vả, cuối cùng ông đã tìm được nguồn nước.
Qua 5 ngày đi đường tiếp theo, ông đến được Y Ngô (nay là Hami, Tân Cương). Ông qua nước Cao Xương (nay là Tulufan). Vua nước này là Cúc Văn Thái được tin liền phái người tới mời ông đến giảng Kinh Phật. Nhà vua tiếp đón rất ân cần, hậu đãi, còn mời Huyền Trang ở lại nước mình, nhưng ông một mực từ chối để đi Ấn Độ thỉnh kinh. Nhà vua rất cảm động, xin kết nghĩa anh em với Tam Tạng, tự tay viết 24 bức thư gửi các Quốc vương nhờ họ giúp Huyền Trang quá cảnh được thuận lợi.
Lúc lên đường, ông ta còn chuẩn bị cho Huyền Trang 30 con tuấn mã và 25 người tùy tùng đi theo mang các thứ vật phẩm đủ dùng trong suốt thời gian đi đường. Trải qua muôn vàn gian khổ, vượt qua suối sâu rừng rậm, Huyền Trang đã đến được thành Suye (nay là Kiecghidơ). Sau đó, đoàn người đi xuyên qua vùng Afghanistan ngày nay, đến năm 628 đến được miền Bắc Ấn Độ.
Huyền Trang đã khổ công học tập 2 năm ở nước Casmilo (nay là Casomia), đã đọc hết toàn bộ Kinh Phật gồm 30 vạn tụng... tổng cộng 96 chữ (cứ 2 hàng thì gieo một vần gọi là Tụng - PV). Ngoài ra, ông còn học môn Thanh minh học (Ngữ ngôn văn tự cổ Ấn Độ) và môn Nhân minh học (lôgic học cổ Ấn Độ).
Sau 2 năm, Huyền Trang bắt đầu chu du khắp Ấn Độ; thăm viếng các di tích Phật giáo, học hỏi các danh sư. Sau khi rời nước Casmilo, thầy trò Huyền Trang nhằm hướng Tây Nam đi hơn 700 dặm rồi rẽ theo hướng Đông Nam, đi thêm 400 dặm nữa, vượt qua một con sông lớn, đi vào một cánh rừng rậm.
Đột nhiên từ trong rừng xông ra mấy chục tên cướp, chúng lột sạch quần áo và lấy hết tiền bạc của mọi người, rồi dẫn họ tới một cái đầm lớn chuẩn bị giết họ. Đúng lúc ấy, trong đám đô đệ của Huyền Trang có một người nhìn thấy phía Nam đầm có một hang nhỏ liền lén cùng Huyền Trang bò tới. Chiếc hang rất sâu, hai người bò khoảng 2-3 dặm mới nhìn thấy ánh sáng.
Trước mắt họ là một thôn trang rộng lớn, Huyền Trang vội chạy đến kêu cứu. Một cụ già liền thổi tù và, tập hợp được mấy chục thanh niên cầm cung tên, vai vác cuốc đi bắt bọn cướp. Thấy đám đông kéo đến, bọn cướp vội tháo chạy vào rừng, những người cùng đi đã được cứu thoát. Nông dân trong thôn biết chuyện đã quyên góp rất nhiều quần áo và tiền bạc cho đoàn người của Huyền Trang.
Ở đây có một học giả Bà La Môn 170 tuổi học thức uyên bác, Huyền Trang lưu lại hơn 1 tháng để học tập. Sau đó ông đến miền Trung Ấn Độ, đó là nước Kiệt Cát Cúc. Tại kinh đô Khúc Nữ của vua Hacsa, ông đã đi thăm rất nhiều vị cao tăng ở các chùa.
Ba tháng sau, Huyên Trang rời nơi đây và lần này đi bằng thuyền trên sông Ấn Độ. Trên sông Ấn Độ, đoàn người lại gặp phải bọn cướp. Thấy Huyền Trang mặt to tai lớn, dung mạo đoan trang, chúng bèn điệu ông lên đàn tế, chuẩn bị giết để tế thần. Đám đồ đệ đều quỳ xuống xin bọn cướp tha cho nhưng không được. Còn Huyền Trang nét mặt không chút sợ hãi, thản nhiên nói vói chúng: “Xin khoan cho một chút để bần tăng yên lòng rời khỏi thế gian này!”.
Nói xong, ông ngồi xếp bằng trên đàn tế, hai tay nắm chặt, miệng lẩm nhẩm Kinh Phật. Đúng lúc đó, bỗng có gió lớn thổi đến, sấm chớp rung trời, sóng cuốn dâng trào làm lật một chiếc thuyền của bọn cướp. Một đồ đệ của Huyền Trang vội nói: “Các ngươi có biết đó là ai không? Đó là Pháp sư Huyền Trang đến từ Đông thổ Đại Đường. Các ngươi sát hại Pháp sư, trời đất sẽ không dung tha!”.
Thầy trò Đường Tam Tạng đã trải qua nhiều gian nan, hiểm nguy để thỉnh kinh |
Bọn cướp vội ném hung khí xuống sông, thả mọi người ra rồi quỳ xuống trước Huyền Trang xin tha tội. Lúc này Huyền Trang vẫn chăm chú niệm Phật.
Thầy trò Huyền Trang lại nhằm hướng Đông đi 2.500 dặm, qua 4 nước và đến được di tích Chi Viên, nơi Thích Ca Mâu Ni từng 200 năm thuyết giảng giáo lý Phật giáo. Tiếp đó, họ lại đi 800 dặm nữa đến thăm cung điện của Tịnh Phạn Vương, cha của Thích Ca Mậu Ni. Lại đi hơn 1.000 đặm đến chùa Lộc Dã nơi Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên giảng về Phật pháp sau khi đắc đạo. Sau đó, đoàn người đến thành Gaia (nay thuộc Biha, Ấn Độ) quỳ lễ dưới cây Bồ để cổ thụ.
Cuối cùng, Huyền Trang đã đến chùa Nalanđa, một trường Phật học cao nhất của Ấn Độ. Trưởng lão chùa Nalanda - Pháp sư Giới Hiền là một vị tuổi cao đức trọng. Qua sự kiểm tra nghiêm ngặt của Pháp sư, Huyền Trang được trao danh hiệu “Tam Tạng Pháp sư”. Danh hiệu được phong căn cứ vào trình độ học thức để quyết định đẳng cấp.
Trong 4.000 vị hòa thượng ở chùa Nalanda tinh thông 20 bộ “Kinh Luật Luận” được gọi chung là “Tam Tạng kinh”, có hơn 1.000 người tinh thông 30 bộ kinh này. 500 người phải tinh thông bộ “Kinh Luật Luận” mới được nhận danh hiệu “Tam Tạng Pháp sư”.
Huyền Trang là người thứ 10 trong chùa Nalanda được nhận danh hiệu này. Vì Huyền Trang đến từ nhà Đường Trung Quốc nên mọi ngưởi đều gọi ông là Pháp sư Đường Tam Tạng. Học xong 5 năm ở chùa Nalanda, ông lại tìm tới các học giả nổi tiếng trong các nước Ấn Độ để học hỏi, trước sau mất 6 năm.
Trở thành đắc đạo
Năm 641, ông mới trở lại chùa Nalanda. Khi vua Hacsa mời một vị cao tăng của chùa tham gia “đại hội tranh luận”, Pháp sư Giới Hiền liền cử Huyền Trang đến và đã giành toàn thắng. Từ đó ông nổi tiếng toàn Ấn Độ.
Sau khi kết thúc “Đại hội tranh luận”, Huyền Trang trở về nước. Ông mang về 657 bộ Kinh Phật, 150 hạt xá xị của Đức Phật, một pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng vàng cao 3 thước 5 tấc (đơn vị đo lường Trung Quốc) và rất nhiều tượng Phật bằng vàng bạc khác cùng hạt giống hoa quả.
Năm 645, ông về tới Tràng An. Dân chúng trong thành tấp nập ra nghênh đón ông. Đường Thái Tông Lý Thế Dân thân chinh đến Lạc Dương đón tiếp. Bản thân Huyền Trang không muốn làm quan, chỉ muốn đem các bản Kinh Phật vừa mang về dịch hết ra tiếng Hán. Ông còn đem những đíều tai nghe, mắt thấy trong 17 năm trên con đường trường 5 vạn dặm viết thành sách “Đại Đường Tây vực ký”, đây là một cống hiến rất xuất sắc chưa từng có trong việc giao luu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Nàm 653, Hòa thượng Nhật Bản Mitiaki tới Tràng An, tôn Huyền Trang làm thầy, thêm một cống hiến trong việc truyền bá đạo Phật và tình hữu nghị Trung - Nhật.
Giữa đêm 5 tháng 2 năm 664, trong lúc đang mải mê phiên dịch Kinh Phật, Huyền Trang đột ngột tạ thế. Đường Cao Tông Lý Trị nghe được tin rất đau đớn. Buồn rầu ông nói: “Từ đây, giới tăng lữ mất đi một đạo sư, Phật giáo mất đi một rường cột, còn Trẫm đã mất đi một quốc bảo! Mất đi một quốc bảo!”.
Sau khi hỏa táng, di cốt của Huyền Trang được gìn giữ trong một tháp Phật ở Phàn Châu (nay thuộc phía Nam thành phố Tây An).
Về sau tháp bị hủy hoại, di cốt không biết thất tán ở đâu, mãi đến năm 1943, người ta mới tìm thấy trong hộp đá ở điện Tam Tạng ngoài Trung Hoa Môn Thành, thành phố Nam Kinh. Đồng thời còn phát hiện rất nhiều tượng Phật, lư hương, đài nến các đồ thờ cúng bằng vàng, đá quý, ngọc bích và những đồng tiền cổ. Những báu vật lịch sử vô cùng quý giá này vẫn được gìn giữ cẩn thận trong các chùa chiền ở Nam Kinh, Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu và Thành Đô.