Đề án Đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam về đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK), thi cử sau năm 2015 nổi cộm nhiều vấn đề nhức nhối trong giáo dục.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Không thi tốt nghiệp nhưng phải có bằng tốt nghiệp. Muốn có sự đánh giá đó, việc học tập ở học sinh phải nghiêm túc. Giáo viên phải có thái độ cầu thị, không vì “bệnh thành tích”, đánh giá đúng học lực học sinh ở các kỳ học thông qua học bạ ghi các kỳ kiểm tra thường xuyên trong năm.
Tuy nhiên, muốn bỏ thi phải có điều kiện. Cụ thể, cần đặt vấn đề đánh giá đúng trình độ học sinh khi cấp bằng tốt nghiệp. Ai đánh giá được đúng nhất? Chỉ có thầy cô giáo mới đánh giá được đúng nhất, nhưng muốn đánh giá được đúng thì phải kiểm tra thường xuyên và ghi vào học bạ. Từ đó sẽ không lo có hiện tượng tiêu cực khi giao quyền xét tốt nghiệp cho hội đồng giáo viên từng trường. Nếu học bạ toàn điểm xấu thì không có hội đồng nhà trường nào cho đỗ và yêu cầu phải học lại một năm nữa.
Đánh giá là do hội đồng trường quyết định nhưng ký bằng phải là Giám đốc Sở GD -ĐT của tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo Sở phải đi sâu, đi sát việc đánh giá của các trường xem có nghiêm túc hay không.
Theo tôi, học sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT để hướng nghiệp. Tuy nhiên, cũng phải có chế độ lưu ban cho các học sinh yếu kém. Thi như hiện nay cho đỗ tới 90-95% thì thi làm gì cho vất vả, tốn kém…, đồng thời không phản ánh đúng thực lực của từng học sinh”.