Hải Dương: Một dự án, hai quyết định “có vấn đề”

Cả hai quyết định của tỉnh Hải Dương về dự án Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về dự án đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ và kinh doanh cầu cảng do Cty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thế Anh làm chủ đầu tư đều bị tố “có vấn đề”

Cả hai quyết định của tỉnh Hải Dương về dự án Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về dự án đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ và kinh doanh cầu cảng do Cty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thế Anh làm chủ đầu tư đều bị tố “có vấn đề”.

Mặt bằng dự án bị tố chồng chéo

“Bỏ qua” cơ quan hữu trách

Ngày 20/6/2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ và kinh doanh cầu cảng do Cty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thế Anh (Cty Thế Anh) làm chủ đầu tư. Sẽ không có gì đáng nói, nếu như dư luận không phát hiện quyết định này đã “bỏ qua” ý kiến của cơ quan cơ quan quản lý đường sông. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3, điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa: “ Tổ chức, cá nhân khi lập dự án cảng, bến thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa”.

Tiếp theo đó, ngày 16/12/2008  UBND tỉnh Hải Dương lại có quyết định số 4778/QĐ –UBND về việc thu hồi  12.404m2 nằm trên địa bàn thị trấn Phú Thái và 3.781m2 địa bàn xã Kim Lương cho Cty Thế Anh thuê đầu tư xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy  kinh doanh cầu cảng.

Trong khi đó, cũng trên địa phận thị trấn Phú Thái, ngày 13/1/2004,  UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành quyết định số 162/QĐ-UBND cho phép ông Đặng Văn Chúc (hộ khẩu thường trú tại thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành) được lập mặt bằng để trung chuyển vật liệu và sửa chữa tàu thuyền tại bãi ngoài  đê hữu sông Kinh Môn, huyện Kim Thành.

Ngày 7/4/2008, Cục đường sông Việt Nam (nay là Cục ĐTNĐ Việt Nam) đã có quyết định số 211/QĐ-CĐS công bố Cảng thủy nội địa Phú Thái. Theo đó, vùng nước của cảng để phục vụ xếp dỡ hàng hoá  có chiều dài dọc sông 250m, vùng neo chờ của phương tiện ra vào xếp dỡ hàng hoá có chiều rộng 25m tính từ mép bên phải trở ra luồng chạy tàu; vùng neo đậu phương  tiện  có chiều dài dọc sông 300m, chiều rộng 25m tình từ mép bờ cao trở ra.

Quyết định trái thẩm quyền?

Mặc dù vị trí mặt bằng mà Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho Cty Thế Anh thuê nằm phía bên trong sông, song theo ông Đặng Văn Chúc, xét về bản chất pháp lý,  không thể nói quyết định 4778 không liên quan đến việc sử dụng vùng nước bờ phải sông Kinh Môn thuộc Cảng nội địạ Phú Thái mà ông Chúc là chủ sở hữu được cấp có thẩm quyền là Cục đường sông Việt Nam cấp phép hoạt động.

Vì lẽ đó, UBND tỉnh Hải Dương cho Cty Thế Anh thuê đất với mục đích là kinh doanh cầu cảng, sửa chữa  đóng mới phương tiện vận tải thủy không những chồng chéo lên quyền sử dụng mặt bằng  mà còn  vô hình chung làm phát sinh nguy cơ tranh chấp sử dụng vùng nước giữa Cảng thuỷ nội địa Phú Thái với Công ty Thế Anh, gây mất trật tự anh ninh khu vực, gây mất an toàn cho các phương tiện ra vào cảng và lưu  thông trên sông.

Mặt khác, quyết định 4778/QĐ-NBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Hải Dương, theo một số luật gia, đã ban hành trái thẩm quyền nếu đối chiếu với Luật Đất đai năm 2003 về thu hồi đất, cho thuê đất. Cụ thể, theo quy định pháp luật, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất tại địa phương thuộc về UBND tỉnh Hải Dương, trong khi đó, phần chủ thể tại quyết định 4478/QĐ - UBND lại là Chủ tịch UBND tỉnh và phần ký, đáng nhẽ phải thay mặt UBND tỉnh thì quyết định chỉ ghi ký thay Chủ tịch.

Hiền Thi

Đọc thêm