Kẻ đánh con 8 tuổi đến chết bị chuyển tội danh, vì sao?

(PLO) - Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi quyết định khởi tố bị can Đỗ Văn Lợi (46 tuổi, ngụ phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đối tượng đánh con trai 8 tuổi đến tử vong) sang tội danh “Giết người”. Việc thay đổi tội danh với Lợi sau khi hậu quả nạn nhân tử vong xảy ra đã phát sinh những câu hỏi pháp lý liên quan đến vụ án.



 Ngày 27/3, Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi quyết định khởi tố bị can Đỗ Văn Lợi (46 tuổi, ngụ phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đối tượng đánh con trai 8 tuổi đến tử vong) từ tội cố ý gây thương tích sang tội danh “Giết người”. Việc thay đổi tội danh với Lợi sau khi hậu quả nạn nhân tử vong xảy ra đã phát sinh những câu hỏi pháp lý liên quan đến vụ án.
 Ngày 27/3, Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi quyết định khởi tố bị can Đỗ Văn Lợi (46 tuổi, ngụ phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đối tượng đánh con trai 8 tuổi đến tử vong) từ tội cố ý gây thương tích sang tội danh “Giết người”. Việc thay đổi tội danh với Lợi sau khi hậu quả nạn nhân tử vong xảy ra đã phát sinh những câu hỏi pháp lý liên quan đến vụ án.
 Ngày 27/3, Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi quyết định khởi tố bị can Đỗ Văn Lợi (46 tuổi, ngụ phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đối tượng đánh con trai 8 tuổi đến tử vong) từ tội cố ý gây thương tích sang tội danh “Giết người”. Việc thay đổi tội danh với Lợi sau khi hậu quả nạn nhân tử vong xảy ra đã phát sinh những câu hỏi pháp lý liên quan đến vụ án.
Kẻ đánh con 8 tuổi đến chết bị chuyển tội danh, vì sao?
Cứ gây thương tích dẫn đến chết người là sẽ phạm tội giết người? Khi nào hành vi cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người) sẽ bị chuyển tội danh sang tội giết người? Những câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vụ án sẽ được Thạc sỹ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) giải đáp.
Thưa ông, khi nào tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người) sẽ bị chuyển thành tội giết người?
Muốn chứng minh một người phạm tội giết người, cần xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi cố ý tước đoạt một cách trái pháp luật sinh mạng người khác. Tội phạm giết người luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Cố ý bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp:
-  Cố ý trực tiếp là thấy rõ hành vi của mình sẽ có hậu quả làm chết người khác và mong muốn cho người đó chết nên đã thực hiện hành vi đó.
-  Cố ý gián tiếp là thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người, mặc dù không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra nhưng vẫn thực hiện để mặc cho hậu quả xảy ra.
Để xác định lỗi “cố ý” của người có hành vi, cần đánh giá toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án, cụ thể:
-  Phương tiện, công cụ phạm tội: Phương tiện, công cụ phạm tội càng có tính nguy hiểm cao (như dao to, sắc, nhọn; súng; lựu đạn; thuốc độc...) sẽ có khả năng cao dẫn đến hậu quả chết người;
-  Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân: Tấn công trên các vùng xung yếu như đầu, ngực, bụng có tính nguy hiểm cao;
-  Cường độ tấn công: Việc tấn công với cường độ cao sẽ rất nguy hiểm (đấm, đá, đạp mạnh lên đầu, ngực, bụng nạn nhân một cách liên tục dẫn đến nạn nhân chết).
Việc cơ quan điều tra thay đổi tội danh sau thời điểm nạn nhân chết đã khiến có người đặt câu hỏi: Phải chăng vì nạn nhân chết mới thay đổi tội danh? 
Cấu thành tội giết người không phụ thuộc vào hậu quả chết người có xảy ra trên thực tế hay không; mà căn cứ trên hành vi, ý thức thực hiện của tội phạm. Thông thường hậu quả của tội giết người là nạn nhân chết, nhưng cũng có trường hợp chỉ bị thương tích, thậm chí nạn nhân không bị gây thương tích gì vẫn phạm tội giết người (như gí súng vào đầu bóp cò nhưng đạn không nổ).
Phân biệt thế nào về hành vi giết người và hành vi cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người)?
Tội giết người với hậu quả làm chết người; và tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người, đều có mặt khách quan giống nhau là nạn nhân bị chết, nhưng khác nhau ở mặt chủ quan:
-  Ở tội giết người, người có hành vi mong muốn (hoặc để mặc) hậu quả chết người xảy ra.
-  Ở tội cố ý gây thương tích, người có hành vi không có ý định tước đoạt sinh mạng mà chỉ mong muốn (hoặc để mặc) cho thương tích xảy ra, tức là vô ý với cái chết của nạn nhân.
Từ đó cần xác định rõ người có hành vi phạm tội có thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác hay không:
-  Nếu thấy rõ mà vẫn thực hiện thì cần xác định là hành vi giết người. Ví dụ: A và B là hai thợ xây, trong lúc làm việc cãi nhau, mọi người đã can ngăn nhưng A vẫn chửi B, trong lúc nóng giận B cầm cây cọc tre nện một gậy chí tử vào đầu A. A đã chết trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, B thực hiện hành vi trong một lúc nóng giận. 
Nhưng với nhận thức của một người bình thường thì B hoàn toàn có khả năng nhận thức được rằng một cú đánh mạnh của mình có khả năng làm chết người, nhưng vẫn thực hiện và để mặc hậu quả xảy ra. B đã phạm tội giết người.
-  Nếu người có hành vi phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết người thì cần xác định đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. 
Ví dụ: A và B cãi nhau, A đấm thẳng vào mặt B làm B ngã ngửa ra đằng sau, gáy đập vào một hòn đá nhọn và đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm đau B và không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm chết người. A phạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người).
Để chuyển tội danh với bị can Lợi, theo ông, công an đã căn cứ trên những chứng cứ?
Theo thông tin báo chí đăng tải, cảnh sát đã căn cứ vào những chứng cứ sau:
Kết luận giám định về nguyên nhân chết người của cơ quan pháp y sau khi giải phẫu tử thi. Theo đó, nguyên nhân tử vong của cháu Lộc do đa chấn thương, là kết quả trận đòn của bị can Lợi.
Lời khai của bị can; Kết quả thực nghiệm hiện trường (Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cảnh sát có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết).
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!