Cơm dẻo thơm là yếu tố không thể thiếu để có bữa ăn ngon. Sau đây là một số điều bạn nên lưu ý khi nấu ăn để có được nồi cơm ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng!
Thêm viên đá vào nồi cơm trước khi nấu
Sau khi vo gạo xong và đổ nước vào vào nồi, bạn nên bỏ thêm 2 đến 3 viên đá và để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu.
Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.
Dùng nước trà nấu cơm
Đây lầ cách giúp gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị 0,5 – 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Cho dầu ăn/mỡ động vật vào cơm
Khi nấu cơm, nếu ta nhỏ vài giọt dầu hoặc mỡ động vật vào cơm. Mẹo nhỏ này sẽ khiến cơm không những thơm, tơi, mềm mà còn đảm bảo cho nồi không bị cháy.
Cho giấm vào cơm
Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5kg gạo cho vào 2 – 3ml giấm ăn hoặc nước chanh. Giấm sẽ làm cho cơm trắng, không dễ bị thiu hay bị chua.
Cho thêm muối
Nếu cho thêm chút muối khi nấu cơm sẽ giúp cho cơm lâu thiu hơn. Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh.
Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.
Lưu ý khi nấu cơm
Vo gạo kỹ quá
Đây chính là thói quen làm mất chất dinh dưỡng từ gạo. Nhiều người có thói quen vo gạo từ 4-5 lần đến khi nước vo gạo mất màu trắng đục còn trắng trong, như vậy là gạo đã mất hết chất. Bạn chỉ nên khuấy tay nhẹ khấy 1-2 lần để loại bỏ bụi bẩn.
Đổ ít và quá nhiều nước
Nếu không muốn ăn cơm nhão nhoét hoặc khô cứng, bạn nên chú ý lượng nước vừa đủ. Nếu cơm gạo tẻ trắng tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1,2- 1,4.
Thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 2-4 mm là vừa, nếu trộn thêm lương thực phụ như gạo tím, cao lương hoặc kê... thì phải thêm nước vì lương thực phẩm phụ rất ăn nước.
Mở vung ngay khi nồi bật nút hâm nóng
Thông thường, khi nồi cơm điện tự ngắt thì cơm đã chín, nhưng nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi.
Bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm thêm 5 phút nữa để cơm ngon và không bị dính nồi.