"NĐT ngoại đã sẵn sàng rót vốn vào FLC"

Một nửa thời gian của năm 2013 đã trôi qua, giá cổ phiếu FLC vẫn cách khá xa so với mức 10.000 đồng/cổ phiếu, ngưỡng để cơ hội phát hành cổ phiếu thành công cho cổ đông hiện hữu. Nhưng theo ông Lê Đình Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng giải ngân vào FLC.

Một nửa thời gian của năm 2013 đã trôi qua, giá cổ phiếu FLC vẫn cách khá xa so với mức 10.000 đồng/cổ phiếu, ngưỡng để cơ hội phát hành cổ phiếu thành công cho cổ đông hiện hữu. Nhưng theo ông Lê Đình Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng giải ngân vào FLC.

 

Thưa ông, nửa đầu năm 2013 đã trôi qua, với diễn biến vĩ mô còn nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, FLC đã hoàn thành đến đâu kế hoạch kinh doanh năm nay?

- Nửa đầu năm 2013, như NĐT đã thấy, vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, với việc thị trường bất động sản tiếp tục bị đóng băng, lãi suất ngân hàng hạ nhưng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn rất khó. Bằng chứng là tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm mới chỉ xấp xỉ 3%. Gói tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ bất động sản dù đã có hiệu lực được 1 tháng, nhưng vẫn chưa có tín hiệu tích cực nào. Trong bối cảnh khó khăn đó, việc mở rộng kinh doanh của DN nói chung tất nhiên gặp nhiều khó khăn.

Đối với Tập đoàn FLC, do đã lựa chọn thích hợp thời điểm bán hàng và hạn chế mở rộng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua, nên chúng tôi đã tránh được cơn khó khăn của ngành. Các mảng kinh doanh dịch vụ của Tập đoàn cũng đang tiến triển tốt theo đúng kế hoạch đề ra. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm, Tập đoàn FLC vẫn ghi nhận được doanh thu cao và lợi nhuận khả quan, với ước lợi nhuận trước thuế quý II/2013 là 25 tỷ đồng.

Thiếu vốn là điều mà hầu hết DN bất động sản gặp phải. Trong khi đó, FLC lại công bố chia cổ tức tỷ lệ 5% mệnh giá cổ phần. Đây có phải là điều đi ngược với định hướng mở rộng đầu tư của Tập đoàn không?

- Ngày 12/7/2013 là ngày đăng ký cuối cùng danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5% mệnh giá cổ phần. Mặc dù Tập đoàn đang có kế hoạch mở rộng đầu tư với nhiều dự án, nhưng chúng tôi xác định kế hoạch này ngay từ đầu, và tuân thủ đúng nội dung đã được ĐHCĐ phê duyệt. Với thị giá cổ phiếu 6.500 đồng, chia cổ tức tỷ lệ 500 đồng/cổ phiếu, NĐT đã được hưởng lợi suất gần 8%, là mức hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm. Tôi cho rằng, đó là một cách mà DN chia sẻ khó khăn với NĐT của mình.

Nhưng ở mức giá chưa đến 7.000 đồng/cổ phiếu, liệu FLC có thể phát hành thành công cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, giá 10.000 đồng  như kế hoạch đã đề ra?

- Tôi biết rằng, ở mức giá này, các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài sẽ rất khó bỏ tiền ra để mua cổ phiếu phát hành mới, vì họ có thể mua ngay trên sàn với mức giá thấp hơn, được giao dịch ngay. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã làm việc với rất nhiều NĐT nước ngoài, các quỹ đầu tư. Đã có không ít quỹ đầu tư bày tỏ nguyện vọng đầu tư vào FLC, và có thể họ sẽ tham gia mua cổ phiếu ngay từ giai đoạn trước khi chào bán cho cổ đông hiện hữu. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng mình có đủ cơ sở để có thể phát hành thành công trong lần tăng vốn tới.

Uyên Phạm

Đọc thêm