Ngang nhiên lấn chiếm khuôn viên di tích làm nhà ở

(PLO) - Nhiều người dân phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) rất bức xúc khi chứng kiến cảnh đất chùa bị lấn chiếm từng ngày, xuống cấp trầm trọng, trong khi đó chính quyền lại chậm xử lý.
Chùa Thanh Nhàn
Chùa Thanh Nhàn
Chùa Thanh Nhàn (số 68, ngõ 318 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội) được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989. Chùa Thanh Nhàn là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê, với diện tích rộng gần 5.000m2, nhưng đến nay di tích này bị xâm phạm nghiêm trọng khiến không ít người dân và phật tử bức xúc.
Sư thầy Thích Đàm Nguyên, trụ trì chùa Thanh Nhàn cho biết: “Hiện tại có 22 hộ dân sống trên đất nhà chùa, 13 hộ dân sống sát với nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ, các hộ còn lại thì xây nhà bao quanh khu vực 1 (là khu vực bảo vệ  gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng, theo điều 32 Luật Di sản văn hóa năm 2001 - PV). Tôi cùng các phật tử đã nhiều lần làm đơn, đến gặp trực tiếp lãnh đạo phường Ô Chợ Dừa, lãnh đạo quận Đống Đa. Cấp nào cũng hứa sẽ cho người về chùa xem xét tình hình và hứa giải quyết sớm. Nhưng chờ mòn mỏi gần chục năm nay vẫn không được giải quyết. Tôi giữ đất nhà chùa không phải là giữ cho tôi, mà giữ cho di sản lịch sử của Nhà nước”.
Theo ghi nhận của PV tại chùa Thanh Nhàn chiều ngày 7/6, nhiều ngôi nhà kiên cố, tạm bợ tồn tại ngay trong khu vực 1. Không dừng lại ở đó, nhiều hộ còn ngang nhiên xây dựng nhà và sinh hoạt ngay tại đây sát với nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, như hộ nhà ông Tài, bà Bình, bà Hương, và nhiều hộ khác.
Hiện nhà thờ Mẫu của chùa đã hư hỏng, mái ngói sắp sập từ mấy năm nay nhưng các phật tử cùng nhà chùa không dám tu sửa. Vì sửa nhà thờ Mẫu sẽ làm đổ nhà dân trong chùa. Bà Nguyễn Thị Thanh Đà, một phật tử cho biết: “Bốn năm nay, nhà thờ Mẫu của chùa không dám mở cửa vì mái ngói và cột gỗ đã mục nát, có thể sập bất cứ lúc nào. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày mùng 5/6 trời đổ mưa, trong chùa ướt như ngoài sân. Năm 2013, sư thầy Thích Đàm Nguyên đã xin phép UBND phường được lợp mái tôn lên trên mái ngói chùa để che mưa nắng, nhưng cũng không tránh được là bao”.
Để đảm bảo tính mạng cho người dân và bảo tồn di sản văn hóa của nhà nước. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều gian thờ chùa Thanh Nhàn có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Các phật tử phường Ô Chợ Dừa khẩn thiết cầu cứu các cấp, ngành  quan tâm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất chùa của các hộ dân để các hộ dân sống trong đất chùa được di chuyển ra ngoài. Trả lại cảnh quan cho chùa trả lại nơi thờ cúng sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Dưới đây là những hình ảnh PLVN ghi nhận tại chùa Thanh Nhàn:
Các cột đỡ, chống đã bị mục nát.
 Các cột đỡ, chống đã bị mục nát.
Các phật tử phải dùng các cột chống để không bị sập mái.
 Các phật tử phải dùng các cột chống để không bị sập mái.
Các cột chống làm mất mỹ quan trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu.
Các cột chống làm mất mỹ quan trong nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu. 
Sau những trận mưa thì tường bị mốc xanh mốc đỏ.
 Sau những trận mưa thì tường bị mốc xanh mốc đỏ.
"Mái ngói đã bị mục nát, rơi xuống rất nguy hiểm. Nhà chùa đã phải lợp tôn để tránh mưa nắng nhưng cũng không ăn thua" .Thầy Nguyên bức xúc.
"Mái ngói đã bị mục nát, rơi xuống rất nguy hiểm. Nhà chùa đã phải lợp tôn để tránh mưa nắng nhưng cũng không ăn thua" .Thầy Nguyên bức xúc.
Gia đình nhà ông Tài xây dựng sát nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu.
 Gia đình nhà ông Tài xây dựng sát nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu.
Các hộ gia đình: ông Thanh, ông Sơn, ông Hà, bà Bình cũng xây dựng sát với nhà thờ Mẫu.
 Các hộ gia đình: ông Thanh, ông Sơn, ông Hà, bà Bình cũng xây dựng sát với nhà thờ Mẫu.
Nhà bà Nga, bà Hương thì xây dựng sát với nhà ở của trụ trì Thích Đàm Nguyên.
 Nhà bà Nga, bà Hương thì xây dựng sát với nhà ở của trụ trì Thích Đàm Nguyên.

Đọc thêm