Người Hà Nội thích thú xem cô gái cướp chồng

(PLO) - Tục cướp chồng của người Chu Ru, Tây Nguyên từ xa xưa vẫn được duy trì đến tận ngày hôm nay. Hòa chung ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, ngày 17/2, tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam, cảnh tượng cô gái bắt chồng được tại hiện lại khiến hàng trăm người Hà Nội ngạc nhiên.
Đôi trai gái được quấn chung một tấm khắn trong quá trình diễn ra tục bắt chồng.
Việc bắt chồng của người con gái Chu Ru từ xa xưa đến nay vẫn vô cùng tốn kém, nhất là gia đoạn hiện nay. Khi người con trai đã đồng ý nhận lời cầu hôn của nhà gái thì riêng của cưới để mang sang cho nhà trai cũng phải tốn vài cây vàng. Đó là chưa kể đến tiền chi phí làm lễ tiệc chiêu đãi khách khứa, thân tộc trong đám ăn hỏi, đám cưới của cả hai bên gia đình.   
Do kinh tế ngày càng phát triển mà người đàn ông Chu Ru thường đòi hỏi cao về giá trị vật chất trong cưới hỏi. Vì thế mà nhiều người dân Chu Ru có mặt tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, hiện tại con gái Chu Ru khó lấy chồng do vấn đề đồ lễ cưới nhà trai yêu cầu.
Hai nhà cùng mời rượu nhau trong tục bắt chồng. 
Ngày xưa, người con gái Chu Ru không có tiền để bắt chồng thì chỉ cần tự dệt 3 chiếc khăn thổ cẩm màu trắng, hồng, chàm sẫm, độ rộng 80 cm, dài khoảng 3 mét để mang sang nhà trai dạm hỏi. Chọn một đêm thiêng, cô gái cùng khoảng 10 người trong thân tộc lặng lẽ mang lễ sang nhà chàng trai và thế là bắt được chồng. 
PLVN ghi nhận được cảnh tái hiện lễ bắt chồng của người Chu Ru:
Bài hát của người Chu Ru trước lúc tái hiện lễ hội.
Người con trai và con gái trước lúc tiến tới việc bắt chồng thì họ đã tìm hiểu nhau qua việc gặp gỡ qua sinh hoạt cuộc sống thường ngày,... Rồi cùng nảy sinh tình cảm với nhau.
Nhà gái mang đồ lễ (khăn, quần áo, nhẫn bạc,...) tới nhà trai để cầu hôn, sau đó cùng trao nhẫn và lễ bắt chồng diễn ra:
Sau khi lễ bắt chồng diễn ra thì cả nhà trai và nhà gái cùng uống rượu, múa hát suốt đêm.


Đọc thêm