Bị cáo Đinh La Thăng khai gì trước cáo buộc lợi ích nhóm?

(PLO) - Tiếp tục bào chữa cho mình tại TAND TP Hà Nội, bị cáo Đinh La Thăng – Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, việc doanh nghiệp có người đi, người đến là chuyện bình thường. Chủ trương bổ nhiệm cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ nên không thể cáo buộc ký bổ nhiệm là lợi ích nhóm.
Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa trong phiên xử ngày 16/1.
Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa trong phiên xử ngày 16/1.

Theo đó, Cựu Chủ tịch HĐTV PVN giải thích việc doanh nghiệp có người đi, người đến là chuyện bình thường. Chủ trương bổ nhiệm cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ nên không thể cáo buộc ký bổ nhiệm là lợi ích nhóm.

Về trách nhiệm trong vụ án này với cương vị là người đứng đầu, bị cáo Đinh La Thăng nhận hoàn toàn trách nhiệm cho các bị cáo là cán bộ dưới quyền. Theo bị cáo Thăng thì các thuộc cấp không có động cơ vụ lợi gì trong vụ án này, chỉ vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ mà các bị cáo vi phạm.

Bị cáo Thăng phủ nhận việc VKS quy kết bị cáo Thăng thừa nhận vào thời điểm thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 chỉ có Lilama mới đủ điều kiện làm tổng thầu.

Theo bị cáo Thăng, không đơn vị trong nước nào đủ điều kiện để thực hiện dự án nên Lilama được chỉ định làm tổng dự án nhiệt điện Vũng Áng 1. Tuy nhiên, thời điểm này Lilama cũng chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện.

“Chủ trương chỉ định thầu được đưa ra khi bị cáo chưa về PVN” – bị cáo Thăng trình bày tại tòa.

Về thẩm quyền chỉ định thầu, PVPower được HĐTV ủy quyền thì đơn vị này có trách nhiệm lập hồ sơ, xét duyệt, đàm phán. Khi bị cáo Thăng chuyển công tác năm 2011, HĐTV, lãnh đạo tập đoàn vẫn chỉ định PVC đủ năng lực triển khai dự án.

"Chủ trương chỉ định thầu không phải do bị cáo diễn ra", bị cáo Thăng trả lời HĐXX.

Về hợp đồng 33, bị cáo Đinh La Thăng nói thuộc thẩm quyền ký PVPower. Trước cáo buộc phải biết tính pháp lý của hợp đồng EPC, bị cáo Thăng nói mình chỉ làm việc trong phạm vi trách nhiệm, không thể vượt quá vi phạm quy định HĐTV.

“Tại các cuộc họp, bị cáo không nhận báo cáo của Ban tổng giám đốc hay PVPower về hợp đồng 33 không hiệu lực. Khi Ban quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 phát hiện cũng báo cáo mật Tổng giám đốc, không báo cáo Chủ tịch HĐTV. Cựu Chủ tịch PVN nói cả 3 lần PVPower đề nghị tạm ứng tiền, bị cáo đều không đồng ý. Lần thứ 4, bị cáo có chỉ đạo nhưng chỉ đạo rõ ràng là phải tạm ứng theo quy định pháp luật và chỉ đạo PVC không được sử dụng tiền tạm ứng cho dự án" – bị cáo Thăng trình bày và cho HĐXX biết chi tiết này không được VKS đề cập trong bản luận tội.

Tiếp tục tự bào chữa, bị cáo Đinh La Thăng thể hiện việc không đồng tình với cách xử lý của PVPower. Theo bị cáo thăng, PVPower và Ban quản lý dự án là người thực hiện trực tiếp, thực hiện nhiệm vụ cuối cùng mà không bị xử lý thì đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm đối với các bị cáo khác.

Đọc thêm