“….Sau khi báo nêu, chúng tôi đã thành lập các đoàn kiểm tra và xác định việc một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Nậm Búng khai thác khoáng sản gây sụt lở đất xuống ruộng dân là có thật. Chúng tôi đã tiến hành kiểm điểm, xử phạt hành chính, nhắc nhở các doanh nghiệp hoạt động đúng theo luật định”.
Cụ thể, đoàn kiểm tra đã xử lý những sai phạm của các chủ mỏ như thế nào thưa ông?
Ông Phạm Viết Đoàn |
- Thực tế thì hiện ở Nậm Búng có 10 doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ đã đi vào hoạt động, có tới 70% trong số này đã vi phạm cam kết,chưa chấp hành theo luật bảo vệ môi trường. Vì vậy đã xảy ra tình trạng các bãi thải khi khai thác quặng, chất thải rắn trôi xuống lấp ruộng dân. Hiện chúng tôi đã chỉ đạo các điểm mỏ thuê đất lập bãi thải, xử lý các đập để chống trôi đất. Chỗ nào trôi đất lấp ruộng dân thì phải tiến hành bồi thường cho dân, khôi phục cải tạo lại cho dân các mương dẫn nước bị hỏng.
Không chỉ vi phạm các cam kết môi trường, ở Nậm Búng còn xảy ra tình trạng liên doanh liên kết “ngầm” để mua bán mỏ trái phép và thực tế đã xảy ra những tranh chấp như trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Dung Quang và Công ty Hoàn Thiện, Sở Tài nguyên & Môi trường có biết hay không, thưa ông?
Việc Công ty Hoàn Thiện ký kết hợp đồng kinh tế với Doanh nghiệp tư nhân Dung Quang khi ký không có báo cáo chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết khi hai doanh nghiệp xảy ra tranh chấp. Thực tế thì pháp luật không cấm hai bên liên kết với nhau. Thậm chí Nghị định 160 cũng không cấm việc mua bán, chuyển nhượng mỏ, nếu như doanh nghiệp được chuyển nhượng có đầy đủ năng lực theo quy định của pháp luật.
Thực tế những đơn vị chuyển nhượng công khai có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước thì chúng tôi có thể nắm được còn chuyển nhượng ngầm với nhau thì rất khó để chứng minh. Chính vì những tồn tại ở luật cũ nên Luật Khoáng sản 2010 đã khắc phục, như quy định chủ mỏ phải đầu tư 50% mới được chuyển nhượng, thậm chí trong lĩnh vực khoáng sản một số mỏ còn phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ mới được phép chuyển nhượng.
Mỏ quặng Sài Lương |
Thưa ông, trước thực trạng này tỉnh Yên Bái có những giải pháp gì để ngăn chặn hiện tượng liên doanh, liên kết ngầm, lợi dụng giấy phép được cấp để mua bán mỏ trái phép?
- Yên Bái đã có Nghị quyết chuyên đề về khoáng sản, theo đó chủ trương của tỉnh là không cấp phép nhỏ lẻ. Sau khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực (từ 1/7/2011) chúng tôi tiến hành cấp phép theo luật mới, chỉ cấp cho những đơn vị có đủ năng lực thực hiện, đầu tư bài bản, thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường, phương án chế biến hướng tới chế biến sâu, tinh luyện thay vì khai thác thô và bán quặng thô.
Với những mỏ cũ đã cấp phép tỉnh sẽ rà soát lại, những giấy phép nào chủ đầu tư không đáp ứng các điều kiện, gây ô nhiễm môi trường mà không khắc phục, chủ đầu tư không đủ năng lực… thì tỉnh sẽ xem xét việc rút giấy phép khai thác mỏ. Chúng tôi khẳng định là tỉnh Yên Bái sẽ rất mạnh tay.
Xin cảm ơn ông!
Anh Phương (thực hiện)