Thí điểm bảo hiểm chăn nuôi với nhiều loại thiên tai, dịch bệnh

Mức độ thiệt hại để được hưởng bảo hiểm đối với chăn nuôi phải ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên. Đối với cây lúa, nếu do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất cũng sẽ được bảo hiểm.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mức độ thiệt hại để được hưởng bảo hiểm đối với chăn nuôi phải ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên. Đối với cây lúa, nếu do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất cũng sẽ được bảo hiểm.

Đối tượng nào được bảo hiểm?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Nếu do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất cũng sẽ được bảo hiểm.

Theo đó, đối tượng được bảo hiểm và địa bàn thực hiện thí điểm bảo hiểm được quy định cụ thể như sau: bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.  Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Lợn (thịt, nái, đực giống) tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Nai; Vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; Bò (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; Bò sữa tại Hà Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Trâu (cày kéo, thịt, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An. Bảo hiểm đối với thủy sản nuôi: cá tra tại Bến Tre, Trà Vinh; tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.

Đối tượng được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm gồm các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, thủy sản (gọi chung là người sản xuất) tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

Chăn nuôi thiệt hại từ 20% trở lên sẽ được bảo hiểm

Để được hỗ trợ thí điểm bảo hiếm, đối tượng tham gia bảo hiểm phải có đơn tự nguyện, cam kết tham gia thí điểm bảo hiểm; thực hiện quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản phòng dịch theo quy định tại Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và phát riển nông thôn được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Các loại thiên tai, dịch bệnh sau đây sẽ được hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Đối với thiên tai, gồm có: bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.

Các loại dịch bệnh gồm có: Đối với cây lúa: bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, dịch rầy nâu; đối với trâu, bò: bệnh lở mồm long móng; đối với lợn: dịch  tai xanh, bệnh lở mồm long móng; đối với gà, vịt: dịch cúm gia cầm; đối với cá tra: bệnh gan thận mủ; đối với tôm sú: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tủy gan tụy; đối với tôm thẻ chân trắng: bệnh đốm tắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy. Như vậy, hầu hết các thiên tai, dịch, bệnh thường gặp trong sản xuất nông nghiệp đã được đưa vào danh sách hỗ trợ bảo hiểm.

Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, người tham gia thí điểm bảo hiểm phải có trách nhiệm của báo cáo cho chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức xác nhận thiệt hại; đồng thời phải phối hợp với các bên liên quan để hạn chế tổn thất và thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định.

Thông tư cũng quy định cụ thể về mức độ thiệt hại để được hưởng bảo hiểm. Theo đó, nếu do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên (theo giá trị kinh tế) thì được bảo hiểm. 

Đối với cây lúa nước, vật nuôi, thủy sản nuôi tham gia bảo hiểm thí điểm bị bệnh được cơ quan thú y, bảo vệ thực vật hoặc người sản xuất chăm sóc, chữa trị thì được chi trả tiền thuốc, tiền công chữa bệnh nhưng không quá 20% giá trị bảo hiểm.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh xác nhận mức độ thiệt hại tại địa phương để làm căn cứ giải quyết bồi thường theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn.  

Đông Quang

Đọc thêm