Thợ “thiến” chốn chợ phiên biên ải

(PLO) - Thiến gà là nghề có từ lâu đời và vẫn tồn tại đến ngày nay ở chợ phiên Lộc Bình huyện Lộc Bình, Lạng Sơn.
Thợ “thiến” chốn chợ phiên biên ải

Nằm cách thành phố Lạng Sơn hơn 20 km, bên bờ con sông Kỳ Cùng, chợ thuộc huyện biên giới Lộc Bình là phiên chợ cổ còn tồn tại đến ngày nay ở Lạng Sơn. Chợ đều đặn họp 5 ngày một phiên vào các ngày mồng 1, mồng 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng. 

Cứ đến phiên chợ, ông Lợi, ông Vang lại có mặt từ sáng sớm hành nghề kiếm sống. Bằng những động tác thuần thục đến điêu luyện chỉ chưa đầy 5 phút các thợ thiến đã tước đi công năng truyền giống của những chú gà trống oai vệ.

Người dân Lộc Bình xách gà trống đến chợ Lộc Bình thuê thiến vào mỗi phiên họp.

Người dân Lộc Bình xách gà trống đến chợ Lộc Bình thuê thiến vào mỗi phiên họp.

Ông Lộc Văn Lợi và ông Hoàng Văn Vang là những thợ thiến gà lành nghề lâu năm ở chợ phiên Lộc Bình.

Ông Lộc Văn Lợi và ông Hoàng Văn Vang là những thợ thiến gà lành nghề lâu năm ở chợ phiên Lộc Bình.

Ông Lợi là người Nùng Phàn Sình ở xã Hữu Khánh hành nghề thiến gà ở chợ Lộc Bình đã hơn 30 năm. Ông cho biết mùa đông khách nhất là vào khoảng tháng 9, 10 dương lịch, đây là thời điểm người dân thiến gà vỗ béo đón dịp tết nguyên đán.

Ông Lợi là người Nùng Phàn Sình ở xã Hữu Khánh hành nghề thiến gà ở chợ Lộc Bình đã hơn 30 năm. Ông cho biết mùa đông khách nhất là vào khoảng tháng 9, 10 dương lịch, đây là thời điểm người dân thiến gà vỗ béo đón dịp tết nguyên đán.

Thiến sườn là phương pháp truyền thống ở đây, không cần đến bất cứ dung dịch sát trùng nào, sau khi vặt đám lông dưới vùng nách, người làm nghề dùng mũi dao rạch một đường dài chừng 2cm. Sau đó một dụng cụ giống như cái cung được dùng để banh giữ vết cắt.

Thiến sườn là phương pháp truyền thống ở đây, không cần đến bất cứ dung dịch sát trùng nào, sau khi vặt đám lông dưới vùng nách, người làm nghề dùng mũi dao rạch một đường dài chừng 2cm. Sau đó một dụng cụ giống như cái cung được dùng để banh giữ vết cắt.

Hai dịch hoàn có hình bầu dục mà người ta thường gọi một cách mỹ miều là "ngọc kê" lần lượt được gắp ra ngoài. Mỗi con gà mất chừng 5 phút để hoàn thành việc thiến với giá chỉ 5000 đồng nhưng phần quan trọng để duy trì nòi giống này thuộc về thợ thiến và được bán với giá 25 ngàn đồng/lạng.

Hai dịch hoàn có hình bầu dục mà người ta thường gọi một cách mỹ miều là "ngọc kê" lần lượt được gắp ra ngoài. Mỗi con gà mất chừng 5 phút để hoàn thành việc thiến với giá chỉ 5000 đồng nhưng phần quan trọng để duy trì nòi giống này thuộc về thợ thiến và được bán với giá 25 ngàn đồng/lạng.

Đọc thêm