Thổi hồn vào cát nung - Nơi một thời vang bóng

(PLO) - Làng Giáp Long từng được biết đến là một làng nghề thổi thủy tinh nổi tiếng với những người thợ tài hoa và những sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật. Đến nay, nghề truyền thống nơi đây đã mai một nhưng vẫn có những người tâm huyết lưu giữ nghề này.
Thổi hồn vào cát nung - Nơi một thời vang bóng

Theo những bậc cao niên trong làng, vào những năm 60 nghề thổi thủy tinh là nghề chính của người dân làng Giáp Long (xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Thương hiệu thủy tinh của xã Thống Nhất được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng bởi các sản phẩm đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, cốc… Đến các sản phẩm trang trí ẩn chứa sự tỉ mỉ, công phu dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân thổi thủy tinh.

Mỗi công đoạn trong quy trình thổi thủy tinh đều rất phải rất tỉ mỉ.
Mỗi công đoạn trong quy trình thổi thủy tinh đều rất phải rất tỉ mỉ.
Những người cao tuổi trong làng vẫn còn nhớ, vào những năm 1960, gần như các gia đình trong làng đều có lò thổi thủy tinh. Hàng hóa sản xuất ra đến đâu được xuất đi Hà Nội và các tỉnh đến đó. Cuộc song của người dân làng Giáp Long nhờ đó mà cũng khấm khá hơn.
Nếu như ngày trước, để nung được thủy tinh người làm nghề phải dùng than để nong. Nhưng bây giờ đã có gas, người làm nghề không còn vất vả như trước.
Nếu như ngày trước, để nung được thủy tinh người làm nghề phải dùng than để nong. Nhưng bây giờ đã có gas, người làm nghề không còn vất vả như trước.

Tuy nhiên, đến thời kỳ đổi mới, hàng hóa từ nước ngoài tràn ngập thị trường, có giá thành thấp hơn, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại. Không theo kịp cơ chế thị trường, sản phẩm của người dân làng nghề Giáp Long làm ra không tiêu thụ được.

Bởi lẽ đó, nhiều người đã chuyển sang nghề khác mưu sinh. Các lò thổi tủy tinh vì thế cũng không còn đỏ lửa...

Những người thợ làng Giáp Long giờ chỉ làm những sản phẩm đơn giản như bóng đèn hay kéo ống thủy tinh.
Những người thợ làng Giáp Long giờ chỉ làm những sản phẩm đơn giản như bóng đèn hay kéo ống thủy tinh.

Hình ảnh tấp nập “người mua kẻ bán” ngày nào không còn nữa. Với nhiều người, nghề thổi thủy tinh cũng chỉ là những hoài niệm đẹp của một thời vang bóng!.

Chúng tôi tìm về làng Giáp Long vào một chiều cuối tháng Giêng, các cơ sở sản xuất nơi đây giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. May mắn thay, chúng tôi được gặp vợ chồng anh Nam - một trong những người thợ còn tâm huyết bám nghề, gìn giữ nghề truyền thống ở làng.

Tuy nghề thổi thủy tinh bớt nhọc nhằn hơn nhưng chỉ có những người thực sự đam mê mới giữ được nghề không bị mai một.
Tuy nghề thổi thủy tinh bớt nhọc nhằn hơn nhưng chỉ có những người thực sự đam mê mới giữ được nghề không bị mai một.

Anh Nam chia sẻ: “Nếu nói rằng người ta bỏ nghề vì vất vả hay thu nhập thấp thì cũng không phải. Vì giờ không còn cái cảnh đốt lò bụi bặm như ngày xưa nữa, bây giờ muốn nung thủy tinh đã dùng gas hết rồi. Còn về thị trường, người tiêu dùng cũng đón nhận các sản phẩm thủ công rất nhiều”.

Tuy nhiên, cũng theo anh Nam cái nghề này không phải ai muốn theo cũng theo được mà cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và quan trọng nhất là phải yêu nghề. Có những công đoạn mà chỉ có thể dùng đôi tay và sự tinh tế, thổi hồn vào từng sản phẩm./.

Đọc thêm